Download presentation
Presentation is loading. Please wait.
Published byBrent Simpson Modified over 6 years ago
1
Giới thiệu chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR
2
Các giám đốc điều hành (CEOs) nói gì?
Mạng lưới hiệp ước toàn cầu Liên Hiệp Quốc 93% các giám đốc điều hành tin rằng những vấn đề bền vững sẽ là tiêu chí quan trọng cho sự thành công trong tương lai của doanh nghiệp của họ. 96% các giám đốc điều hành tin rằng những vấn đề bền vững cần được lồng ghép vào chiến lược và các hoạt động của công ty (tăng từ 72% năm 2007) 91% các giám đốc điều hành báo cáo rằng các công ty của họ sẽ sử dụng công nghệ mới để giải quyết những vấn đề bền vững cho vòng 5 năm tới. Trong một cuộc nghiên cứu gần đây, mạng lưới hiệp ước toàn cầu (tổ chức dựa trên sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ các ban nghành trong doanh nghiệp thực hiện các hoạt động về CSR trong phạm vi các doanh nghiệp với nhau ( họ có 92 thành viên ở Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức giáo dục) thực hiện khảo sát trên hơn 1,000 các nhà lãnh đạo trên thế giới quan điểm của họ về sự khởi tạo và tính bền vững. Hiệp ước toàn cầu Liên Hiệp Quốc là một chính sách chiến lược đầu tiên cho phép các doanh nghiệp cam kết thực thi các chiến lược và hoạt động của mình theo 10 nguyên tắc được chấp nhận trên toàn cầu trong các lĩnh vực như nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng. Bằng cách làm như vậy, doanh nghiệp như là một tác nhân chính thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa, giúp đảm bảo cải thiện thị trường, buôn bán thương mại, công nghệ và tài chính tiến bộ bằng cách mang lại lơi ích kinh tế và xã hội ở mọi nơi. Một điều tương phản thú vị là những gì mà chúng tôi thấy được ở Viện nghiên cứu Kenan trong một cuộc khảo sát được thực hiện gần đây vào tháng 4 và tháng 5 năm 2010, chúng tôi đã phỏng vấn trên 1,900 sinh viên, nhiều sinh viên có khái niệm về CSR, nhưng không có được chi tiết cụ thể và khoàng 70% đã đề nghị rằng CSR nên được tích hợp đưa vào trong giáo trình giảng dạy. Và hấu hết số sinh viên được hỏi thì tin rằng doanh nghiệp nên thực hiện hướng tới sự tiến bộ của xã hội, ½ số sinh viên đó nói thêm rằng những trách nhiệm xã hội như vậy sẽ được chấp nhận nếu như đáp ứng quyền lợi của các bên tham gia. Khi đề cập đến việc lựa chọn công việc, 2/3 số sinh viên này đều nói rằng lựa chọn ưu tiên của họ khi tìm công việc là được trả lương cao và có cơ hội thăng tiến trong công việc. Chưa đến ½ sinh viên chú ý đến việc doanh nghiệp quan tâm đến tầm quan trong của những giá trị cá nhân; 21% sinh viên chưa tốt nghiệp và 31% sinh viên tốt nghiệp nói rằng những giá trị xã hội và việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đó là vấn đề quan trọng. Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR 2
3
Sinh viên cũng đang lên tiếng
Sinh viên Việt Nam – Điều tra của Viện Kenan Hầu hết 70% sinh viên muốn CSR sẽ là một chương trình trong giáo trình học của họ Đại đa số sinh viên tin rằng doanh nghiệp nên hướng tới sự tiến bộ của xã hội, nhưng ½ nói thêm rằng những trách nhiệm như vậy được chấp nhận nếu như phù hợp với quyền lợi của các cổ đông. 2/3 sinh viên lựa chọn việc làm lương cao và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp. Chưa đến ½ sinh viên cho rằng việc gắn kết giữa doanh nghiệp với những giá trị cá nhân là quan trọng; 21% sinh viên và 31% sinh viên cao học nói rằng những giá trị xã hội và việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là điều quan trọng. Những điều rút ra Vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho các sinh viên đáp ứng xu hướng của giám đốc điều hành (CEO) Cả sinh viên và sinh viên cao học đều muốn học về CSR Một điều tương phản thú vị là những gì mà chúng tôi thấy được ở Viện nghiên cứu Kenan trong một cuộc khảo sát được thực hiện gần đây vào tháng 4 và tháng 5 năm 2010, chúng tôi đã phỏng vấn trên 1,900 sinh viên, nhiều sinh viên có khái niệm về CSR, nhưng không có được chi tiết cụ thể và khoàng 70% đã đề nghị rằng CSR nên được tích hợp đưa vào trong giáo trình giảng dạy. Hầu hết số sinh viên được hỏi thì tin rằng doanh nghiệp nên thực hiện hướng tới sự tiến bộ của xã hội, ½ số sinh viên đó nói thêm rằng những trách nhiệm xã hội như vậy sẽ được chấp nhận nếu như đáp ứng quyền lợi của các bên tham gia. Khi đề cập đến việc lựa chọn công việc, 2/3 số sinh viên này đều nói rằng lựa chọn ưu tiên của họ khi tìm công việc là được trả lương cao và có cơ hội thăng tiến trong công việc. Chưa đến ½ sinh viên chú ý đến việc doanh nghiệp quan tâm đến tầm quan trong của những giá trị cá nhân; 21% sinh viên chưa tốt nghiệp và 31% sinh viên tốt nghiệp nói rằng những giá trị xã hội và việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đó là vấn đề quan trọng. Ngụ ý ở đây là các trường đại học có một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho sinh viên để đáp ứng các xu hướng trên toàn thế giới, sinh viên muốn học các môn học về CSR nhiều hơn . Số sinh viên này cho rằng các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội là khi đưa ra các quyết định kinh doanh cần phải cân nhắc những tác động ảnh hưởng lên môi trường và xã hội Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR 3
4
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thực chất là gì?
Kinh doanh tốt Công dân toàn cầu Doanh nghiệp với động lực là phía trước Chủ nghĩa tư bản lấy thiên nhiên làm nền tảng và mục tiêu kinh doanh Doanh nhân Đạo đức kinh doanh Quản trị mang tính trách nhiệm Làm việc tốt bằng cách làm tốt Nói chung là phương thức mà các doanh nghiệp tích hợp các mối quan tâm đến kinh tế, môi trường và xã hội vào các giá trị, văn hóa, ra quyết định, chiến lược và hoạt động một cách minh bạch và có trách nhiệm, từ đó xây dựng lên những thông lệ tốt hơn trong doanh nghiệp, tạo ra của cải và cải thiện xã hội. Trường hợp CSR cho từng doanh nghiệp là khác nhau, phụ thuộc vào một số nhân tố như quy mô doanh nghiệp, các sản phẩm, hoạt động, vị trí, các nhà cung cấp, người lãnh đạo và uy tín của doanh nghiệp (cũng như là danh tiếng của doanh nghiệp đó trong phạm vi mà doanh nghiệp đang hoạt động). Một nhân tố khác là cách mà doanh nghiệp tiếp cận đến CSR, nó có thể biến đổi từ những vấn đề gia tăng và chiến lược cụ thể để trở thành một nhà lãnh đạo định hướng sứ mệnh theo CSR. CSR đối với từng doanh nghiệp cũng xoay quanh thực tế là các doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi các bên tham gia do các hoạt động có thể gây nguy hại đến khả năng tạo ra của cải vật chất cho bản thân và xã hội. Xem xét đến những lợi ích và sự đóng góp của những người có ảnh hưởng là nền tảng cho hành vi đạo đức và quản trị đúng đắn. CSR là một cách tiếp cận chiến lược căn bản cho các doanh nghiệp dự đoán và kết hợp các vấn đề liên quan đến sự ảnh hưởng của doanh nghiệp này với những doanh nghiệp khác và thông qua những tác động này dẫn đến nỗ lực thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều sự đồng thuận về việc kết nối giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và thành công kinh doanh. Hội đồng kinh doanh phát triển bền vững thế giới cho rằng một chiến lược CSR chặt chẽ dựa trên tính toàn vẹn, các giá trị đúng đắn và cách tiếp cận dài hạn cung cấp những lợi ích kinh doanh rõ ràng cho các doanh nghiệp và góp phần vào sự phồn thịnh của xã hội. Ông Ed Zander, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Motorala nhấn mạnh rằng “thành tựu bền vững của nền kinh tế, xã hội tốt đẹp và môi trường bền vững không loại trừ lẫn nhau. Trong thực tế, tôi tin rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tốt giúp cải thiện nền tảng. Điều đó không quá ngạc nhiên khi mà rất nhiều các nhà phân tích và đầu tư với những mục tiêu được ủy thác đang quan tâm nhiều hơn đến những nỗ lực trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có nhiều hoạt động biểu dương tinh thần công dân xã hội và có một cam kết thực sự với trách nhiệm xã hội có thể nói là sẽ bền vững hơn, được quản lý tốt hơn và chính vì thế có thể đầu tư lâu dài hơn. Khi Tony Fell, Chủ tịch của RBC Capital Markets tuyên bố (1) ”khả năng tồn bền vững của doanh nghiệp là khi đảm bảo được cả lợi ích kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp với lợi ích phồn thịnh của đất nước. (2) Không có doanh nghiệp nào hoạt động rời xa cộng đồng được”. Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR 4
5
Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR
Các Định Nghĩa Một doanh nghiệp có trách nhiệm là doanh nghiệp biết lắng nghe các bên tham gia và đáp ứng một cách trung thực các quan ngại của họ. Báo cáo CSR của Starbucks năm 2004 CSR cho rằng các doanh nghiệp không những có trách nhiệm là tối đa hóa lợi nhuận mà còn ghi nhận các yêu cầu của các bên tham gia như nhân viên, khách hàng, nhóm nhân khẩu học và ngay cả những vùng, miền mà doanh nghiệp kinh doanh. Pricewaterhouse Coopers, 2004 CSR là sự cam kết của doanh nghiệp về việc đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế một cách bền vững, làm việc với nhân viên, với gia đình của họ, và với cộng đồng địa phương và cho toàn xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống theo hướng tốt cho kinh doanh và cho phát triển quốc tế, World Bank, 2004 Giảng viên nên chú ý đến các loại tổ chức khác nhau mà xác định rõ về CSR. Cũng cần lưu ý xác định rõ các bên tham gia – Hỏi sinh viên tại sao các định nghĩa khác nhau sử dụng các điều khoản cho các bên tham gia khác nhau. Lưu ý rằng các định nghĩa này là cho toàn cầu. Điều này có đúng không? Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR
6
CSR liên quan với tất cả các hoạt động
Quản trị doanh nghiệp và đạo đức doanh nghiệp Tuân thủ các nguyên tắc thương mại công bằng hoặc cạnh tranh công bằng Các biện pháp chống hối lộ và chống tham nhũng Nguồn nhân lực Sức khỏe và an toàn, nhân quyền, duy trì nguồn nhân lực. Tạo công việc và phát triển các kỹ năng Quản lý môi trường Sử dụng nguồn nước /đất/ô nhiễm/ thay đổi khí hậu Doanh nghiệp làm từ thiện và tình nguyện viên Quản lý chuỗi cung ứng Các nhà đầu tư Cho đến nay chúng ta mới chỉ nhìn vào một vài khía cạnh của CSR Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR 6
7
Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR
Những tiêu chuẩn Chương trình nghị sự số 21 Tuyên ngôn của Bắc Kinh Các nguyên tắc liên minh cho một nền kinh tế có trách nhiệm với môi trường (CERES) Công ước về Đa dạng sinh học Sáng kiến báo cáo toàn cầu Các hướng dẫn về đạo đức kinh doanh có trách nhiệm của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm Trách nhiệm giải trình xã hội 8000 Nguyên tắc chống rửa tiềnWolfsberg Giảng viên truy cập internet để khảo sát từng phần của những tiêu chuẩn này. Các tiêu chuẩn này liên kết với nhau như thế nào ? Tại sao có quá nhiều những tiêu chuẩn như vậy và những vấn đề gì có thể xảy ra đối với chúng? Các tiêu chuẩn này có phải là bắt buộc không? Có nên bắt buộc như vậy không? Chúng được kết hợp với nhau không? Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR
8
Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR
Các hoạt động CSR Lãnh đạo, tầm nhìn và các giá trị Những hoạt động của thị trường Những hoạt động của lực lượng lao động Những hoạt động của chuỗi cung ứng Những hoạt động của các bên tham gia Những hoạt động của cộng đồng Những hoạt động về môi trường Giảng viên nên nhấn mạnh vào phạm vi của những hoạt động, đưa ra từng ví dụ cụ thể. Hãy yêu cầu nếu các doanh nghiệp có thể bao quát các hoạt động hoặc doanh nghiệp có nên chuyên môn hoá không? Trích từ một nghiên cứu thi hành đúng nguyên tắc năm 2006 của Trung tâm Ashbridge cho doanh nghiệp và xã hội năm 2005. Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR
9
Module 1 – Giới thiệu về chương tình CSR
Bốn chiến lược Các giá trị Bên tham gia Sự tuân thủ Doanh nghiệp bền vững Giảng viên cần phân biệt bốn chiến lược – cách tiếp cận thứ nhất là dựa vào sự liên kết tập hợp các giá trị và yêu cầu doanh nghiệp hoạt động tuân thủ theo những giá trị này và duy trì chúng - cách tiếp cận thứ hai cho phép các bên tham gia xây dựng tầm nhìn – cách thứ ba là để chính phủ đưa ra một khung tổng quát, sau đó các doanh nghiệp tuân thủ theo - và gợi ý thứ tư về một viễn cảnh mà đôi bên cùng có lợi, nơi mà CSR trở thành doanh nghiệp tốt - giảng viên nên thảo luận về những ưu và nhược điểm của tất cả những chiến lược này, bao gồm chiến lược nào thực hiện cuối cùng, chiến lược nào có vẻ tốt nhất, chiến lược nào có cơ sở thực tế . Lecturer should distinguish the four strategies – one based on articulating a set of values and requiring the business operations to conform to those values and uphold them – a second approach allows stakeholders to set the vision – a third let’s government set the framework and then companies comply – and a forth suggests a win-win scenario where CSR becomes good business – lecturers should discuss the merits and demerits of all, including whether the last, which sounds best, is in fact realistic. Module 1 – Giới thiệu về chương tình CSR
10
Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR
Đúng và Sai Sự tham nhũng Sự quản trị Tuân thủ pháp luật Nhân quyền, quyền công nhân, quyền động vật Phương pháp nào thi hành những vấn đề luật pháp trong CSR gây ra tranh cãi nhất, tại sao? Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR
11
Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR
Môi trường Mang tính môi trường có dễ không? Tại sao mà CSR được hiểu nhiều nhất thông qua những vấn đề môi trường? Sự nổi bật này là tốt hay xấu? Mang tính môi trường đã đủ chưa? “Nói khoác” là điều không thể tránh khỏi? (Mr Phong: Có phải “Bôi xanh” là không thể tránh khỏi?”) Trong cuộc sống của mình, sinh viên có xác định được các vấn đề về xanh, sạch không – hãy hỏi sinh viên tại sao những vấn đề này lại quá nổi cộm như vậy, hay bởi vì các vấn đề này được dễ dàng chấp nhận – nhưng thực sự có phải vậy không? Họ có che dấu gì không? Các vấn đề khác thì sao? Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR
12
Nguồn đạo đức và thương mại công bằng
Các điều kiện sản xuất so với các điều khoản thương mại Tiêu chuẩn lao động cho công nhân so với lợi ích của các kinh doanh gia đình có lãi Các loại chuỗi có thể đang tồn tại so với chuỗi mới Các nhà sản xuất lớn so với các nhà sản xuất nhỏ Trong các mối quan hệ thị trường cũng có các vấn đề về CSR, doanh nghiệp giải quyết những vấn đề trên cùng với chuỗi cung ứng từ nguồn nguyên liệu đến những người tiêu dùng như thế nào. Nguồn cung ứng hợp đạo đức rất khác biệt, giống như một chiến lược của thương mại hợp chuẩn. Giảng viên nên nhấn mạnh vào những sự khác biệt này và hỏi sinh viên liệu như một số doanh nghiệp nào đó nên tập trung vào chiến lược thương mại hợp chuẩn hay vấn đề khác thì tốt hơn, và tại sao? Một doanh nghiệp có thể thực hiện được cả điều đó cùng một lúc không? Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR
13
Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR
Tương lai của CSR Từ lòng nhân ái đến hợp đạo đức Từ hợp đạo đức đến quy chế Từ quy chế đến sự bền vững? Module 1 – Giới thiệu về chương trình CSR
Similar presentations
© 2024 SlidePlayer.com Inc.
All rights reserved.