Presentation is loading. Please wait.

Presentation is loading. Please wait.

Quản trị Rủi ro thiên tai và Biến đổi khí hậu

Similar presentations


Presentation on theme: "Quản trị Rủi ro thiên tai và Biến đổi khí hậu"— Presentation transcript:

1 Quản trị Rủi ro thiên tai và Biến đổi khí hậu
Chi nhánh NHQuang 12/12/2015

2 Nội dung Xác định rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu
Quản trị rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu: - Những câu hỏi đặt ra. - Thảo luận. III. Những công việc cần thực hiện để quản trị rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu.

3 Thiên tai và Biến đổi khí hậu
&

4 Thiên tai …

5 KHÁI NIỆM THIÊN TAI Thiên tai là gì?
Rủi ro không thể dự đoán được từ trước – Rủi ro phi hệ thống! Thiên tai là gì? Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội. Thiên tai là một từ Hán Việt: Thiên (có nghĩa là trời, thiên nhiên), tai (có nghĩa là rủi ro, tai nạn). Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về thiên tai: Theo Ban Chiến lược giảm nhẹ thiên tai của Liên Hiệp quốc (the United Nations International Strategy for Disaster Reduction): Thiên tai được định nghĩa như sau – nguyên gốc bản tiếng Anh: “A disaster is a sudden, calamitous event that causes serious disruption of the functioning of a community or a society causing widespread hum an, material, economic and/or environmental losses which exceed the ability of the affected community or society to cope using its own level of resources”. - Theo pháp luật VN: Luật phòng chống thiên tai năm 2013 quy định: Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội. Các loại hình thiên tai bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, dông, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. Ngoài ra, còn có các định nghĩa khác về thiên tai và rủi ro được các nhà chuyên môn về khí hậu, địa lý ghi nhận như sau: Thiên tai là sự gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội gây tổn thất về người, tài sản, môi trường và điều kiện sống do các hiểm họa tự nhiên gây ra. Rủi ro thiên tai là thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường sống, các hoạt động kinh tế, xã hội tại một số cộng đồng trong một khoảng thời gian nhất định.

6 Biến đổi Khí hậu… Biến đổi khí hậu là gì?   Biến đổi khí hậu là:
Rủi ro hệ thống? Rủi ro phi hệ thống? Biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: -      Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung. -     Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất. -      Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. -      Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. -      Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, khí quyển, địa quyển.

7 Xác định rủi ro….Những câu hỏi cần đặt ra:
Hiện tượng nước triều lên tại Tp. HCM có phải là rủi ro không? Có biết trước khi nào và chỗ nào sẽ bị ngập nước không? Xây dựng resort ngay sát biển năm 2010, năm 2014 vùng biển đó bị sụt lún, việc xây dựng resort có rủi ro không? Thực hiện hợp đồng vận chuyển rau tươi từ Đà Lạt xuống SG nhưng mưa quá to gây sụt lở đoạn đường đèo duy nhất từ Đà Lạt xuống SG, có rủi ro ở đây không? Các bên ký thoả thuận đầu tư để góp vốn vào Doanh nghiệp nhưng mới đi vào sản xuất, nhà máy bị cháy, có rủi ro không? Ký hợp đồng xây cầu (hợp đồng BOT), nhưng người dân không đi qua cầu nữa do quy hoạch của thành phố, có rủi ro không?

8 Tình huống Công ty TNHH Kho vận Việt Thăng Long ký Hợp đồng với Công ty TNHH MTV Cảng sông TP Hồ Chí Minh thuê m2 trong mặt bằng cảng Phú Định để xây dựng kho bãi chứa hàng hóa. Trong đó, hợp đồng giữa các bên quy định: CTy Cảng sông TP.HCM có trách nhiệm: Thi công hạ tầng hoàn chỉnh bao gồm: Hệ thống đường, cấp thoát nước, điện, hệ thống PCCC vòng ngoài, đạt độ cao san lấp theo thiết kế đường… đảm bảo phục vụ khai thác kho Công ty Việt Thăng Long có trách nhiệm: Thanh toán tiền thuê mặt bằng đầy đủ và đúng thời hạn.

9 Tình huống Thực tế, CTy Việt Thăng Long đã đầu tư 28 tỷ đồng tại Cảng Phú Định. Ngày CTy Cảng Sông TPHCM có Công văn thông báo Cty Việt Thăng Long nợ tiền thuê đất cho đến ngày là đồng , yêu cầu Cty Việt Thăng Long thanh toán. Phía CTy Việt Thăng Long lại cho rằng phía CTy Cảng Sông TP.HCM không thực hiện đúng cam kết, không thi công hạ tầng đảm bảo được phục vụ khai thác kho bãi, hiện nay mỗi khi triều lên nước ngập khu kho, không thể khai thác được. Vì những lý do đó, CT Việt Thăng Long không trả tiền thuê đất mà ngược lại yêu cầu CT CS TP.HCM đền bù thiệt hại. Hai nhóm LS đại diện cho Cty Việt Thăng Long và Cty Cảng Sông HCM tham gia tư vấn, giải quyết.

10 Quản trị rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu
Phòng tránh rủi ro; Giảm thiểu rủi ro; và Khắc phục rủi ro. Quá trình quản lý RRTT: Chuẩn bị ứng phó Ưng phó Phục hồi Cách thức quản trị rủi ro thiên tai ?

11 Quản trị rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu về mặt pháp lý:
Trong đàm phán, soạn thảo Hợp đồng, hoạt động của Doanh nghiệp: Xác định rủi ro về thiên tai và biến đổi khí hậu Sử dụng điều khoản bất khả kháng. Theo quy định tại Điều 161 BLDS 2005 và Điều 156 BLDS 2015 vừa được Quốc hội thông qua: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” => một sự kiện được xem là một sự kiện bất khả kháng khi sự kiện đó (i) xảy ra một cách khách quan, (ii) không thể lường trước được, và (iii) không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp và khả năng cho phép. => điều khoản này có vai trò quan trọng để quản trị rủi ro thiên tai (bão, lũ lụt, sóng thần, động đất…, rủi ro thiên tai là rủi ro phi hệ thống, không thể lường trước được)

12 Quản trị rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu về mặt pháp lý:
Rủi ro biến đối khí hậu? Điều 420 BLDS 2015: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản 1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh; c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác; d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích. Giới thiệu về điều khoản Thực hiện Hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

13 Quản trị rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu về mặt pháp lý:
Điều 420 BLDS 2015 (tt) 2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. 3. Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án : a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi. 4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Giới thiệu về Điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh bị thay đổi cơ bản (tiếp theo)

14 Quản trị rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu về mặt pháp lý:
3. Sử dụng điều khoản về thực hiện Hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi Hoàn cảnh được coi là thay đổi cơ bản khi có đủ các yếu tố: (1) Tính khách quan: Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi hoàn cảnh phải có tính khách quan; (2) Thứ tự thời gian: Sự thay đổi của hoàn cảnh phải xảy ra sau khi hợp đồng đã được giao kết; (3) Tính lường trước: Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được sự thay đổi hoàn cảnh; (4) Hậu quả của sự thay đổi hoàn cảnh: (i) Nếu các bên biết trước về hoàn cảnh thay đổi thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết với nội dung hoàn toàn khác, và (ii) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự sửa đổi nào về mặt nội dung sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; và (5) Khả năng ngăn chặn, khắc phục, giảm thiểu thiệt hại: Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép nhưng không thể ngăn chặn hoặc khắc phục, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích. Trao đổi về điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi – như 1 biện pháp quản trị rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu (đặc biệt là rủi ro biến đổi khí hậu : Rủi ro lường trước được)

15 Hoàn cảnh thay đổi cơ bản Hợp đồng sẽ bị sửa đổi/ bổ sung
Quản trị rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu về mặt pháp lý: Cơ chế giải quyết khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản Đàm phán lại Hợp đồng Hợp đồng sẽ bị sửa đổi/ bổ sung Đàm phán trong một thời hạn hợp lý

16 Hoàn cảnh thay đổi cơ bản Không thể đàm phán lại Hợp đồng
Quản trị rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu về mặt pháp lý: Cơ chế giải quyết khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (tt) Hoàn cảnh thay đổi cơ bản Không thể đàm phán lại Hợp đồng Yêu cầu Toà án giải quyết Không ghi nhận cơ chế giải quyết tại cơ quan Trọng tài

17 Quản trị rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu về mặt pháp lý:
Chia sẻ rủi ro: Lưu ý về trách nhiệm của các bên tại Hợp đồng? Thời hạn hợp đồng? Cân nhắc có nên mua Bảo hiểm hay không? Bảo hiểm cho cái gì? Ví dụ: bảo hiểm cháy nổ, bão, lũ, ngập nước, … Thời hạn bảo hiểm? Phạm vi bảo hiểm Pháp luật về bảo hiểm và nghĩa vụ của bên bán bảo hiểm?

18 Quản trị rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu về mặt pháp lý:
5. Khắc phục rủi ro: Ví dụ 1: Thời hạn thực hiện dự án (đăng ký sản xuất hồ tiêu) là 50 năm kể từ ngày 01/10/2010. Cuối năm 2015, dịch bệnh làm cây hồ tiêu bị chết gần 50%. Khắc phục rủi ro như thế nào? Ví dụ 2: Công ty TNHH hai thành viên trở lên A kinh doanh dịch vụ vận tải. Một lô hàng (hàng dệt) có trị giá 100 triệu đồng được Cty lưu tại kho của Cty B do Cty A thuê (Đà Nẵng). Trong đêm ngày X/Y/Z, bão đổ bộ vào Đà Nẵng, tốc mái kho và làm toàn bộ lô hàng bị ướt, không thể giao ngay cho khách hàng. Nhận thấy lô hàng chỉ bị ướt, có thể khắc phục được. Nhưng Cty A không biết nên làm thế nào để đảm bảo về pháp lý theo HĐ vận tải ký với khách hàng? Giải quyết như thế nào?

19


Download ppt "Quản trị Rủi ro thiên tai và Biến đổi khí hậu"

Similar presentations


Ads by Google