Presentation is loading. Please wait.

Presentation is loading. Please wait.

Thực hiện cải thiện chất lượng

Similar presentations


Presentation on theme: "Thực hiện cải thiện chất lượng"— Presentation transcript:

1 Thực hiện cải thiện chất lượng
Giới thiệu về chu trình PDSA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Đánh giá – Hành động) Sau khi chúng ta đo lường chất lượng, bước tiếp theo là gì?

2 Mục tiêu Sau khi kết thúc bài trình bày, học viên sẽ có khả năng:
Hiểu được cách phân tích nguyên nhân của một vấn đề tồn tại Hiểu được các bước chính trong việc thực hiện một thay đổi để cải thiện chất lượng Hiểu được các khái niệm của chu trình PDSA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Đánh giá – Hành động) Nói chậm về tường mục tiêu

3 Anh/chị đã hoàn thành việc đo lường Anh/chị sẽ làm gì với tất cả số liệu đó?

4 Số liệu của phòng khám chỉ ra: Chỉ 70% BN được sàng lọc lao thường quy Anh/chị có thể cải thiện nó như thế nào? Lấy 1 ví dụ trong hướng dẫn của Bộ Y tế về Sàng lọc lao “Tất cả bệnh nhân đến khám cần phải được sàng lọc lao”. Trên slide là một ví dụ, bác sỹ của một phòng khám không hỏi đủ 4 câu hỏi sàng lọc lao với tất cả bệnh nhân đến khám

5 Làm thế nào để cải thiện một vấn đề? Xem xét lại các nguyên tắc chung
Cần đảm bảo có bầu không khí cải thiện Việc thảo luận không phải để buộc tội hay tìm ra lỗi Đa số vấn đề đến từ quy trình, không phải từ cá nhân Các thủ tục tại phòng khám, thông tin, tài liệu, trang thiết bị Bầu không khí cho cải thiện: Mọi thành viên trong tổ chức (phòng khám, bệnh viện, TT PC HIV/AIDS) đều nên tham gia vào quá trình. Nếu một đo lường được thực hiện, nó … (If a measurement is being done, it is being done to make a change/improvement). Mục đích của đo lường chất lượng không phải là để buộc tội hay tìm xem lỗi thuộc về ai, mà để xác định xem vấn đề tồn tại ở đâu và tiếp theo là cùng giải quyết để cải thiện vấn đề. Khi phát hiện ra vấn đề, nhìn chung đó đều là vấn đề của cả hệ thống. Mục tiêu của CTCL là “sửa chữa” hệ thống hay quy trình đó, chứ không phải để đổ lỗi cho một ai.

6 Phương pháp CTCL Có rất nhiều phương pháp khác nhau, một số trùng lặp nhưng đều có chung mục đích là cải thiện vấn đề tồn tại Một số câu hỏi cơ bản nhóm phải trả lời Tại sao vấn đề tồn tại? Làm sao để chấm dứt vấn đề tồn tại đó? Chúng ta đã thành công chưa? Có rất nhiều phương pháp CTCL khác nhau được xây dựng từ nhiêu năm nay trên rất nhiều lĩnh vực: kinh doanh, nhà máy sản xuất, chăm sóc y tế, v.v… Cách tiếp cận có khác nhau đôi chút, tuy nhiên có rất nhiều điểm trùng lặp và tất cả các cách tiếp cận đều chung một mục đích là cải thiện vấn đề tồn tại. Tất cả các cách tiếp cận đều có chung một số câu hỏi cơ bản: Tại sao điểm yếu/vấn đề tồn tại Làm thế nào để chấm dứt vấn đề tồn tại/ sửa chữa điểm yếu? Sau khi thực hiện thử một giải pháp nào đó– mọi phương pháp đều nhìn lại và đặt câu hỏi – giả pháp có phù hợp không?

7 Giới thiệu chu trình PDSA - Một chu trình các bước giúp cải thiện vấn đề tồn tại
Plan – Lập kế hoạch Do – Thực hiện Study – Đánh giá Act – Hành động

8 Lưu ý mối liên kết giữa Đo lường và Cải thiện chất lượng
Đo lường chất lượng Giải quyết điểm yếu: CTCL Xác định điểm yếu Tìm hiểu tại sao điểm yếu tồn tại Anh/chị có nhớ vòng tròn liên tục đã được nhắc đến trong bài giảng đầu? Nhấn mạnh rằng CTCL là 1 quá trình liên tục. 8

9 Chu trình PDSA tập trung vào phần đánh dấu đỏ
Đo lường chất lượng Giải quyết điểm yếu: CTCL Xác định điểm yếu Tìm hiểu tại sao điểm yếu tồn tại Phần giảng này sẽ chủ yếu tập trung vào 2 hình oval ở phía dưới: Tìm hiểu sao vấn đề tồn tại Cùng làm để giải quyết vấn đề Đây chính là chỗ mà chúng ta cần lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đánh giá và hành động Adapted from JSI 9

10 Chu trình PDSA tập trung vào phần đánh dấu đỏ
Đo lường chất lượng Giải quyết điểm yếu: CTCL Xác định điểm yếu Tìm hiểu tại sao điểm yếu tồn tại Hành động Lập kế hoạch* Phần giảng này sẽ chủ yếu tập trung vào 2 hình oval ở phía dưới: Tìm hiểu sao vấn đề tồn tại Cùng làm để giải quyết vấn đề Đây chính là chỗ mà chúng ta cần lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đánh giá và hành động Đánh giá Thực hiện 10

11 Chu trình PDSA Kế hoạch* Hành động Đánh giá Thực hiện
Xác định vấn đề tồn tại Mở rộng và lồng ghép Kế hoạch* Hành động Hiểu tại sao vấn đề tồn tại Xây dựng kế hoạch để giải quyết vấ đề Thực hiện kế hoạch (Ai, làm gì, khi nào, ở đâu) *Kế hoạch tương ứng với vấn đề tìm thấy Can thiệp có cần thay đổi HOẶC thay đổi đã sẵn sàng để mở rộng và lồng ghép? Đánh giá Thực hiện Đo lường có chỉ ra sự khác biệt như mong đợi? Có nhìn thấy những thay đổi khác không? Chia sẻ với nhóm Đầu tiên, vấn đề tồn tại được xác định thông qua đo lường Chu trình PDSA gồm 4 phần: LẬP KẾ HOẠCH-THỰC HIỆN-ĐÁNH GIÁ-HÀNH ĐỘNG. Điểm nhấn mạnh đó là đây là 1 quy trình. Một loạt các bước để dẫn đến bước tiếp theo. Các quy trình xây dựng dựa trên từng quy trình nhỏ (The cycles build on each other). Mỗi quy trình có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn (vài ngày hoặc vài tuần) Thực hiện kế hoạch ở quy mô nhỏ Ghi lại các vấn đề Bắt đầu phân tích Adapted from IHI, HIVQUAL JSI and others

12 Anh/chị sẽ lập kế hoạch thay đổi (kế hoạch CTCL) như thế nào?

13 Bước 1: Lập kế hoạch cải thiện một vấn đề chất lượng
Tìm hiểu xem những thành phần nào trong hệ thống có vấn đề: Vẽ sơ đồ quy trình Động não – Anh/chị nghĩ vấn đề tồn tại ở đâu? Nguyên nhân và tác động (sơ đồ khung xương cá) Xây dựng giải pháp Lập kế hoạch để giải quyết vấn đề tồn tại Quyết định xem sẽ thực hiện kế hoạch như thế nào (sẽ thảo luận trong phần tiếp theo) Bước đầu tiên để thay đổi là phải hiểu một cách thống nhất xem vấn đề ở đâu. Có một số công cụ xuyên suốt toàn bộ quá trình này. Mỗi công cụ sẽ được thảo luận chi tiết trong các slide tiếp theo 1) Vẽ sơ đồ quy trình Vẽ ra những gì đang diễn ra và vấn đề trong quy trình có thể tồn tại ở đâu 2) Động não – Anh/chị nghĩ vấn đề tồn tại ở đâu? 3) Nguyên nhân và tác động (sơ đồ khung xương cá) Phân loại nguyên nhân vào các nhóm khác nhau (tài liệu, nguồn lực, quy trình của phòng khám)

14 Vẽ sơ đồ quy trình Là một hình vẽ thể hiện những gì đang diễn ra
Làm việc với nhóm CTCL và những người cần thiết khác Vẽ hết các bước cần thiết để có được kết cục như mong đợi Một BN đủ tiêu chuẩn được bắt đầu điều trị ARV Bắt đầu bằng BN đăng ký vào PK, kết thúc bằng BN bắt đầu được điều trị BN được nhận dự phòng CTX Bắt đầu bằng BN đến PK, kết thúc bằng BN nhận thuốc CTX và ra về Bước đầu tiên là vẽ 1 sơ đồ thể hiện những gì diễn ra để hoàn thiện 1 quy trình của phòng khám. Băt đầu với việc BN đến PK và kết thúc với quy trình hoàn thiện. Những bước nào cần phải diễn ra tại PK của anh/chị để hoàn thiện quy trình. Một BN đủ tiêu chuẩn được bắt đầu điều trị ARV Bắt đầu bằng BN đăng ký vào PK, kết thúc bằng BN bắt đầu được điều trị BN được nhận dự phòng CTX Bắt đầu bằng BN đến PK, kết thúc bằng BN nhận thuốc CTX và ra về Ví dụ 3: Xét nghiệm CD4 Bắt đầu– BN đến PK Kết thúc – kết quả CD4 được dán/ghi vào bệnh án Làm việc nhóm để hoàn thiện tất cả các bước diễn ra để xét nghiệm CD4 được thực hiện và có kết quả trong bệnh án.

15 Chuyển tới đơn vị điều trị lao
Quy trình 1: Sàng lọc lao, chẩn đoán và chuyển tiếp điều trị tại phòng khám Ghi tên vào sổ đăng ký và chuẩn bị bệnh án: - Kiểm tra thẻ BN Đóng dấu SLL (nếu cần) BN đến PK Điều dưỡng tiếp đón - Bác sỹ khám Sàng lọc lao: hỏi các câu hỏi Bác sỹ 3 mẫu đờm: 1: on-site 2: morning after 3: on-site Phòng XN: Lấy mẫu XN Có bất kỳ triệu chứng nào Phòng XN: soi hoặc cấy Huong - This chart needs to be revised to be relevant to previous or next slides (Eg, should not mention the TB stamp here as it will be added as a next intervention in following slides). Đây là một ví dụ về một quy trình lý tưởng những bước nên diễn ra Bước tiếp theo là liệt kê tất cả các vấn đề/điểm yếu có thể tồn tại trong mỗi bước của quy trình. Chúng được liệt kê trong slide tiếp theo. 2 ngay Nhận kết quả Đưa kết quả cho điều dưỡng để dán vào HSBA Mẫu BK dương tính 1-5 ngayf Chuyển tới đơn vị điều trị lao

16 Động não Dựa vào sơ đồ quy trình
Liệt kê tất cả các nguyên nhân tiềm ẩn của vấn đề Phân loại vào các nhóm khác nhau Nhân lực Yếu tố bệnh nhân Hệ thống/quy trình Hướng dẫn Cơ sở vật chất Nguồn lực Các yếu tố khác Explain the group discussion (do as a team), every one should give the question “why?, give the answer the quection,…..

17 Quy trình 2: Liệt kê tất cả các nguyên nhân có thể
Ghi tên vào sổ đăng ký và chuẩn bị bệnh án: - Kiểm tra thẻ BN Đóng dấu SLL (nếu cần) 1 Không có dấu SLL Quên ko đóng dấu BN đến PK Điều dưỡng tiếp đón Quên ko hỏi về các triệu chứng Hỏi nhưng ko ghi lại - Bác sỹ khám Sàng lọc lao: hỏi các câu hỏi 2 Bác sỹ 3 mẫu đờm: 1: on-site 2: morning after 3: on-site Phòng XN: Lấy mẫu XN Ko lấy mẫu XN 3 Có bất kỳ triệu chứng nào Phòng XN: soi hoặc cấy 4 Mất mẫu hoặc mẫu hỏng Huong - This chart needs to be revised to be relevant to previous or next slides (Eg, should not mention the TB stamp here as it will be added as a next intervention in following slides). Đây là một ví dụ về một quy trình lý tưởng những bước nên diễn ra Bước tiếp theo là liệt kê tất cả các vấn đề/điểm yếu có thể tồn tại trong mỗi bước của quy trình. Chúng được liệt kê trong slide tiếp theo. 2 ngay Nhận kết quả Đưa kết quả cho điều dưỡng để dán vào HSBA 5 Ko có kết qủa Ko dán vào bệnh án Mẫu BK dương tính 1-5 ngayf Chuyển tới đơn vị điều trị lao

18 Nguyên nhân và tác động/Sơ đồ khung xương cá
Được xây dựng bởi Ishikawa Giúp phân loại các nguyên nhân tiềm ẩn của vấn đề VD: Động não để tìm ra những nguyên nhân này Chỉ ra cần tập trung cải thiện ở chỗ nào Hỏi xem có học viên nào đã từng tham gia khóa tập huấn Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) ? Phương pháp này được sử dụng trong tập huấn Quản lý chất lượng toàn diện (TQM)

19 Hệ thống và hướng dẫn Cơ sở vật chất
Nguồn lực Các yếu tố khác Vấn đề Nhân sự PK Bệnh nhân Cơ sở vật chất Đầu cá chính là vấn đề tồn tại, Mỗi xương là 1 nhóm nguyên nhân chính của vấn đề Mỗi xương lớn có thể có nhiều xương nhỏ

20 Các hướng dẫn và hệ thống
Các hướng dẫn không rõ ràng Quản lý bệnh án không tốt Nguồn lực Mất dấu sàng lọc lao Các yếu tố khác BN chưa điều trị ARV Nhân sự PK Quá ít Chưa được đào tạo BS bị điều động Bệnh nhân Đến khám muộn Cơ sở vật chất: Thiếu không gian, Quá đông Giải thích cho từng xương chính (đưa ví dụ)

21 Bước 1: Lập kế hoạch – Một số lưu ý
Làm việc theo nhóm. Mọi ý kiến đều được công nhận Bắt đầu với sơ đồ quy trình, sau đó động não nêu ra các vấn đề có thể trong mỗi bước của quy trình “Thay đổi” hay hoạt động CTCL đầu tiên có thể được tìm ra sau bước này Việc phân loại vào trong hệ thống sẽ giúp sắp xếp và hướng dẫn tập trung thay đổi ở chỗ nào Đề xuất đại diện ban lãnh đạo tham gia và xây dựng kế hoạch chi tiết

22 Bước 1: Ví dụ một kế hoạch CTCL để nâng tỷ lệ BN được sàng lọc lao từ 70% đến 90%
Sau khi thảo luận về những nguyên nhân có thể, phòng khám nhận thấy nguyên nhân lớn nhất là điều dưỡng và bác sĩ quên hỏi triệu chứng và một công cụ nhắc nhở là cần thiết Giải pháp: Giấy nhắc dán trên bàn và sử dụng con dấu sàng lọc đã được cấp, tuy nhiên không thường xuyên sử dụng Dựa trên những thảo luận khi xây dựng sơ đồ quy trình trong slide trước, nhóm cán bộ PK lập một kế hoạch cải thiện việc sàng lọc lao. Chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn việc xây dựng kế hoạch này trong phần giảng tiếp theo, tuy nhiên hãy xem những gì diễn ra trong trước “thực hiện” này.

23 Bước 2: Thực hiện Thực hiện Thực hiện kế hoạch ở quy mô nhỏ
Bước tiếp theo là Thực hiện. Đây là lúc thử nghiệm giả thuyết của chúng ta. Bước “Thực hiện” The “Do” Step appears straightforward. Thực hiện thử, như là kế hoạch đề ra, ghi chép lại những gì diễn ra, cả những điều mong đợi và không mong đợi, và bắt đầu phân tích. Có những lúc kế hoạch đưa ra rất phù hợp, tuy nhiên cũng có khi bước này sẽ chỉ ra cho anh/chị thấy những việc mà anh chị không thể dự đoán trước! Đó là lý do tại sao chúng tôi đưa ra đề nghị là anh/chị nên thử nghiệm 1 kế hoạch nhỏ. Nếu anh/chị xây dựng một kế hoạch phức tạp, chẳng hạn phải mất 6 tháng để thực hiện, rồi anh chị thấy rằng nó không phù hợp, như vậy là lãng phí mất 6 tháng. Thực hiện kế hoạch ở quy mô nhỏ Ghi lại các vấn đề Bắt đầu phân tích The PDSA Cycle

24 Thực hiện: Một số nguyên tắc
Liệu có giải pháp nào dễ dàng mà các PK khác đã làm? Bắt đầu từ vấn đề nhỏ và đơn giản Chúng ta có thể thay đổi cái gì tuần tới? Kiểm tra thử – Không ngại, hãy thử làm một số việc nhỏ xem nó có phù hợp hay không Ghi chép lại những gì diễn ra, cả tốt và không tốt Xem xét một số lượng bệnh án nhỏ Ghi lại bất kỳ ảnh hường nào tới vấn đề nguồn lực hay hệ thống khác Một cách để giúp anh/chị và đồng nghiệp của anh/chị xây dựng kế hoạch “quy mô nhỏ” đó là Quy luật số 1. Thiết kế bước đầu tiên với một phương tiện, tại một phòng khám, một nhà cung cấp, một bệnh nhân. Rồi xem cái gì sẽ diễn ra, hành động dựa trên thông tin đó, và sau đó mở rộng Trong trường hợp này, công cụ sẽ được thử nghiệm với trên 1 bệnh nhân, nhưng nó rất đơn giản và sẽ được thực hiện thử trong vòng 1 tuần. Ref. National Quality Center

25 Ví dụ: một giải pháp đơn giản
Slide này cho thấy một kế hoạch đơn giản mà một PK đã làm để cải thiện việc sàng lọc lao: Sử dụng con dấu sàng lọc lao và giấy nhớ để nhắc cán bộ y tế hoàn thành việc sàng lọc lao. Họ quyết định là các điều dưỡng sẽ đóng dấu lên bệnh án trước khi BN đến khám bác sỹ, sau đó sẽ kiểm tra lại công tác sàng lọc lao này sau 2 tuần. Hãy xem những gì đã diễn ra. 25

26 Bước 3: Đánh giá Đánh giá Đo lường có chỉ ra sự khác biệt như mong đợi? Có nhìn thấy những thay đổi khác không? Chia sẻ với nhóm Bước thứ 3 là ‘Đánh giá Giai đoạn “Đánh giá” là khi anh/chị xem xét giai đoạn thực hiện thử, hoàn thành phân tích sô liệu, so sánh chúng với những gì anh/chị kỳ vọng và dự đoán, và tổng kết rút ra bài học. The PDSA Cycle

27 Con dấu có giúp cải thiện công tác sàng lọc lao?
Xem xét nhanh 20 bệnh án: Có 11 bệnh án có ghi lại sàng lọc lao Giảm bớt công việc cho điều dưỡng Số BA được xem xét Dấu SLL với các triệu chứng đặt trên bàn khám của bác sỹ Số BA có thông tin sàng lọc lao 13% 70% Tháng Tháng

28 Không ảnh hưởng gì đến nguồn lực
Bước 3: Đánh giá Kế hoạch này phù hợp Không ảnh hưởng gì đến nguồn lực Đánh giá Đo lường có chỉ ra sự khác biệt như mong đợi? Có nhìn thấy những thay đổi khác không? Chia sẻ với nhóm Bước thứ 3 là ‘Đánh giá Giai đoạn “Đánh giá” là khi anh/chị xem xét giai đoạn thực hiện thử, hoàn thành phân tích sô liệu, so sánh chúng với những gì anh/chị kỳ vọng và dự đoán, và tổng kết rút ra bài học. Trong ví dụ của chúng ta, công cụ đưa ra là hiệu quả, sau một tháng thực hiện thử mà mục tiêu đã gần đạt được. (Chỗ này em sửa chút vì theo ví dụ, đánh giá nhanh lại mới đat đc 70% so với mục tiêu là 90%). (In our example, the tool worked and the objective was reached. The next step was how to make sure the plan was sustained over time.) Và sau đó, bước tiếp theo là làm sao để chắc chắn kế hoạch này sẽ được duy trì liên tục. Tuy nhiên cũng có những khi kế hoạch đưa ra không phù hợp, cần phải thay đổi/điều chỉnh. Điều này sẽ xảy ra trong giai đoạn HÀNH ĐỘNG Do đó…. The PDSA Cycle

29 Bước 4: Hành động Act Kế hoạch có phù hợp không?
Có: Mở rộng hoặc duy trì nó như thế nào? Không: Chúng ta sẽ thử làm gì tiếp? Đó chính xác là những gì chúng ta sẽ làm trong giai đoạn “hành động”. Chúng ta sẽ mở rộng hành động dựa trên những kết quả thu được từ giai đoạn thử nghiệm. Trong bước này sẽ có 2 lựa chọn: hoặc là anh/chị có thể chỉnh sửa giai đoạn thử nghiệm để tối ưu hóa hoặc là anh chị phải thử nghiệm một phương án khác dựa trên những gì anh/chị rút ra từ lần thử nghiệm trước. Có những thay đổi nào sau giai đoạn thử nghiệm? Anh/chị có cân nhắc điều chỉnh gì? Làm thế nào để mở rộng? - Anh/chị sẽ lên kế hoạch thử làm gì tiếp? Dựa trên những bài học anh/chị học được, phương án mới mà anh/chị định thử là gì? The PDSA Cycle

30 Hành động: Chúng ta sẽ làm gì (Dựa vào những gì đã biết)?
Xem trong ví dụ: Tiếp tục sử dụng dấu sàng lọc lao Đảm bảo chỗ để an toàn Đặt công cụ nhắc nhở nhân viên và BN về sàng lọc lao Tiếp tục theo dõi The PDSA Cycle

31 Ví dụ: Sàng lọc lao - Nhắc nhở các bác sỹ khám sàng lọc lao trong các cuộc họp giao ban - Làm tờ nhắc dán lên bàn khám bác sỹ Dấu SLL với các triệu chứng đặt trên bàn khám của bác sỹ Số BA được xem xét Số BA có thông tin sàng lọc lao 13% 70% 90% Mục tiêu: 90% Tháng Tháng Tháng

32 Một ví dụ khác Một phòng khám ABC nhận thấy có rất nhiều bệnh nhân không đến khám Sau khi vẽ lại sơ đồ quy trình và phân tích nguyên nhân có thể, họ nhận thấy nguyên nhân cốt lõi là rất nhiều bệnh nhân có những rào cản trong việc tới khám Đây là ví dụ một thử nghiệm không thành công

33 Kế hoạch: Công cụ cải thiện tái khám đúng hẹn
Mục tiêu: sàng lọc BN HIV về những vấn đề có thể ảnh hưởng tới khả năng tới PK đúng hẹn Dự đoán: Thêm một công cụ sàng lọc sẽ thêm thời gian khi BN đến khám, nhưng chúng ta sẽ sử dụng nó ở mức tối thiểu Các bước thực hiện: Điều dưỡng Thủy và tư vấn viên Ngọc tìm kiếm xây dựng công cụ. Áp dụng công cụ sàng lọc để Bs Phương sử dụng với ít nhất 3 bệnh nhân tại PK trong ngày thứ 5 tới Đây là những gì một PK HIV định làm thử với công cụ sàng lọc tuân thủ của BN. Here’s what one HIV clinic did to test a theory regarding a new adherence??? screening tool. Đầu tiên là đặt mục tiêu. Trong trường hợp này họ muốn xem thử liệu có thể sàng lọc BN HIV của họ xem những vấn đề gì có thể ảnh hưởng đến khả năng tuân thủ phác đồ điều trị mà có thể ảnh hưởng đến điều trị của BN. (They first set an objective. In this case they wanted to test to see if they could screen HIV patients for issues that might affect their ability to adhere to their medication regiment in a way that wouldn’t disrupt patient flow???) Họ cũng dự đoán rằng thêm công cụ sàng lọc sẽ làm mất thêm thời gian cho mỗi BN khám, nhưng họ cho rằng họ có thể sử dụng một cách tốn ít thời gian nhất. Tiếp theo đó họ thiết kế một công cụ và Bs Phương thử nghiệm với ít nhất 3 BN trong 1 ngày khám ấn định. Trước khi bắt đầu, họ dành thời gian để xác định các bước cần thiết để hoàn thành việc thử nghiệm. Những bước này bao gồm: thiết kế công cụ, tài liệu hóa công cụ, tập huấn sử dụng công cụ, giải thích cho BN và sử dụng công cụ. Xem xét cẩn thận mọi chi tiết kê hoạch của anh/chị. Suy nghĩ xem kế hoạch này có gì khác so với kế hoạch thử nghiệm. Lưu ý rằng họ cũng triển khai kế hoạch thử với một bác sỹ, và trong 1 ngày khám. Adapted from the National Quality Center

34 Kế hoạch: Công cụ cải thiện tái khám đúng hẹn
Những công việc cần thiết: Xác định công cụ Sao chép công cụ và dán nó vào HSBA Bs Phương sẽ xem xét những hướng dẫn trong việc sử dụng công cụ Giải thích công cụ cho bệnh nhân Sử dụng công cụ

35 Thực hiện: Công cụ cải thiện tái khám đúng hẹn
Bs Phương sử dụng công cụ đó trên một bệnh nhân vào ngày tiếp theo The PDSA Cycle

36 Đánh giá: Điều gì xảy ra với công cụ hỗ trợ?
Công cụ dài 5 trang Chiếm thêm 35 phút trong mỗi lần khám của BN BN kế tiếp phải đợi bác sĩ, bị muộn giờ làm nên phải bỏ buổi khám đó Chúng ta đã làm vấn đề xấu đi Hãy xem những gì đã diễn ra với PK HIV đó. Sau khi sử dụng công cụ trên 1 BN, công cụ thử nghiệm đó đã bị bỏ đi. Công cụ dài 5 trang và mất thêm 35 phút trong lượt khám của BN. Công cụ đánh giá mới như vậy là không phù hợp. Tôi cá rằng Bs. Phương và đồng nghiệp của bác sỹ sẽ cảm thấy vui vì họ mới chỉ thử nghiệm trên một quy nhỏ. The PDSA Cycle

37 Hành động: Điều gì xảy ra với công cụ hỗ trợ?
Nhóm cán bộ phòng khám ngồi lại một lần nữa để thảo luận một kế hoạch mới để sàng lọc những rào cản của BN trong tái khám đúng hẹn Như vậy, trong ví dụ này, giải pháp đầu tiên đưa ra là không phù hợp. Do đó, bước “Hành động” cần phải quay trở lại để thử 1 giải pháp khác.

38 Nhấn mạnh Tất cả cải thiện đều cần thay đổi, tuy nhiên, không phải thay đổi nào cũng dẫn đến cải thiện Để cải thiện một cái gì đó, anh/chị cần thay đổi, tuy nhiên, bước đầu không phải lúc nào cũng thành công, hoặc có thể làm mọi thứ tồi tệ đi. Chính vì lý do đó, quan trọng là anh/chị phải xem xét kỹ những gì anh chị làm trong lúc triển khai. Lý thuyết đằng sau chu trình PDSA là anh/chị cũng cần thường xuyên đánh giá lại những gì anh/chị đang làm để xem liệu có đạt kết quả mong muốn hay không.

39 Những điểm chính Mục đích của CTCL là làm tốt hơn Cần làm việc nhóm
Có nhiều cách tiếp cận – hầu hết sử dụng sự thay đổi dần dần và liên tục Bắt đầu ở quy mô nhỏ Đo lường trước, trong và sau khi thay đổi để đảm bảo có sự cải thiện Những thay đổi cần được thể chế hóa để đảm bảo chúng được duy trì Những điểm quan trọng: Làm việc nhóm là rất quan trọng Bắt đầu ở quy mô nhỏ

40 Kết luận – CTCL: bước đầu tiên
Hướng dẫn và tiêu chuẩn 95% Mục tiêu về hiệu suất Vấn đề về hiệu suất hoạt động 80% Hoạt động diễn ra trên thực tế Slide tổng kết Can thiệp CTCL Chỉ số chất lượng Adapted from JSI and EGPAF 40

41 CTCL: can thiệp thứ hai Hướng dẫn và tiêu chuẩn 95% 90% 85%
Mục tiêu về hiệu suất 90% Vấn đề về hiệu suất hoạt động Hoạt động diễn ra trên thực tế 85% Can thiệp CTCL thứ hai Các chỉ số chất lượng Adapted from JSI and EGPAF 41

42 Cảm ơn! Câu hỏi???

43 Nguồn NationalQualityCenter.org HIVQUAL John Snow International
Institute for Healthcare Improvement Partners in Health Resources


Download ppt "Thực hiện cải thiện chất lượng"

Similar presentations


Ads by Google