Presentation is loading. Please wait.

Presentation is loading. Please wait.

Các em có biết?! 1. Chương trình cử nhân QLGD có bao nhiêu môn học? Thế nào là môn học tiên quyết? 2. Các em đã học những môn học nào trong năm trước?

Similar presentations


Presentation on theme: "Các em có biết?! 1. Chương trình cử nhân QLGD có bao nhiêu môn học? Thế nào là môn học tiên quyết? 2. Các em đã học những môn học nào trong năm trước?"— Presentation transcript:

1 Các em có biết?! 1. Chương trình cử nhân QLGD có bao nhiêu môn học? Thế nào là môn học tiên quyết? 2. Các em đã học những môn học nào trong năm trước? 3. Các môn học đó liên quan đến nghề nghiệp sau này của các em thế nào?

2 TS.GVC . Nguyễn Thị Tuyết Hạnh Học viện Quản lý Giáo dục
LÝ THUYẾT HỆ THỐNG TS.GVC . Nguyễn Thị Tuyết Hạnh ThS. GVC. Tạ Thanh Bình Học viện Quản lý Giáo dục By PresenterMedia.com

3 LỜI NGỎ Gửi các em SV ngành QLGD!
Đây là tài liệu HD để các em học hp lý thuyết hệ thống. Trong quá trình học tập có vấn đề gì chưa phù hợp rất mong nhận ý kiến phản hồi từ các em. Mọi ý kiến xin gửi về địa chỉ hoặc Chân thành cảm ơn các em và chúc các em học tập tốt

4 MỤC TIÊU KIẾN THỨC Trình bày được lịch sử và tầm quan trọng của lý thuyết hệ thống; giải thích được sự cần thiết nhu cầu đổi mới tư duy, xây dựng tư duy hệ thống trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý hiện nay. Trình bày, phân tích được: khái niệm hệ thống; phần tử, đầu vào, đầu ra, môi trường, mục tiêu, trạng thái, hành vi và chức năng của hệ thống; cấu trúc của hệ thống; cơ chế của hệ thống; trạng thái của hệ thống và các giai đoạn vận động của hệ thống; khái niệm điều khiển, các phương pháp điều khiển hệ thống; các nguyên lý của điều khiển học; 1

5 MỤC TIÊU KỸ NĂNG Nhận diện được các loại hình hệ thống, phân tích được các đặc trưng của hệ thống giáo dục, tìm ra điểm xung yếu, khâu then chốt để đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo. Sử dụng thành thạo quy trình phân tích và tổng hợp hệ thống để thiết kế 1 hệ thống cụ thể; tiếp cận hệ thống trong việc phân tích chính sách và ra quyết định quản lý. Biết sơ đồ hóa các mô hình điều khiển hệ thống, xác định và vận dụng được các phương pháp và nguyên lý của điều khiển học trong điều khiển, thiết kế, phân tích hệ thống quản lý và ra quyết định quản lý giáo dục.... 1

6 MỤC TIÊU THÁI ĐỘ Khiêm tốn, khách quan, khoa học trong học tập, nghiên cứu khoa học và công tác thực tiễn. Đổi mới tư duy, tiếp cận hệ thống và có cái nhìn toàn thể khi xem xét sự vật, hiện tượng và giải quyết các vấn đề của tổ chức 1

7 NỘI DUNG MÔN HỌC Lý thuyết hệ thống cung cấp cho sinh viên một hệ thống kiến thức về “hệ thống”, mục tiêu, chức năng, cấu trúc, cơ chế, môi trường hệ thống, tính thống nhất của hệ thống; các đặc điểm cơ bản và quy luật vận động của hệ thống; phương pháp nghiên cứu hệ thống và ứng dụng của nó trong quá trình xử lý các bài toán đặt ra trong tổ chức và quản lý; Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về điều khiển hệ thống nhằm giúp họ hiểu được các đặc điểm, quy luật vận động, phương pháp điều khiển các hệ thống, Hình thành kỹ năng xác lập quan điểm hệ thống trong cách nhìn và phân tích sự vật, biết xử lý mọi tình huống trong hoạt động quản lý trên quan điểm hệ thống. 1

8 NỘI DUNG CỤ THỂ C1. Đại cương về hệ thống C2. Cấu trúc hệ thống C3.
Động thái của hệ thống C4. Điều khiển hệ thống C5. Tiếp cận nghiên cứu hệ thống C6. Ứng dụng LTHT trg QLGD 1

9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 6.1. Tài liệu chính: Tài liệu học phần Lý thuyết hệ thống do bộ môn biên soạn (dạng powerpoint- cung cấp vào cuối kỳ). 6.2. Tài liệu tham khảo (1). Ludwig von Bertalanffy, (1968), General System Theory – Foundations, Development, Application, George Braziller, Inc, New York,. (Lý thuyết hệ thống tổng quát – cơ sở - phát triển - ứng dụng, Bản dịch của Ngô Quốc Phương, Nguyễn Quý Nghị, Phạm Hoàng Giang, Phan Hồng Giang, 2007). (2). Jamshid Gharajedaghi, (2005) Tư duy hệ thống – Quản lý hỗn độn và phức hợp - Một cơ sở cho thiết kế kiến trúc kinh doanh, Chu Tiến Ánh dịch, Phan Đình Diệu giới thiệu, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. (nguyên bản: Systems Thinking- Managing Chaos and Complexity - A Platform for designing business architecture, Butterworth –Heinemann, USA, 1999). 1

10 TÀI LIỆU THAM KHẢO (3). Vũ Cao Đàm, (2003), Lý thuyết hệ thống và điều khiển học, Tập bài giảng điện tử. (4). Mai Hà, (2003), Tập bài giảng Lý thuyết hệ thống và phân tích hệ thống ứng dụng. (5). GS. Mai Hữu Khuê (Chủ biên), (1998), Phân tích hệ thống trong quản lý và tổ chức, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. (6). Trần Đình Long, (1997), Lý thuyết hệ thống, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. (7). Tô Văn Nam, (2007), Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống, Nhà xuất bản Giáo dục (8).Nguyễn Văn Quỳ, (1987), Vận dụng quan điểm hệ thống trong quản lý kinh tế, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1

11 TÀI LIỆU THAM KHẢO (9).Viện Khoa học Giáo dục, (1981), Phương pháp luận khoa học giáo dục, Hà Nội. (10). Đỗ Hoàng Toàn, (1990), Lý thuyết hệ thống ứng dụng trong quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Khoa học Quản lý, Hà Nội. (11). Hoàng Tụy, (1987),Phân tích hệ thống và ứng dụng, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. (12). TS. Nguyễn Văn Thanh, (2012), Đề cương môn học và Đề cương bài giảng Lý thuyết hệ thống, Khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục, Hà Nội, (13). Nguyễn Lạc Thế, (1998), Bài giảng về Lý thuyết hệ thống, Trường Quản lý Giáo dục. (14) Trần Xuân Sinh (2006), Bài giảng lý thuyết hệ thống trong quản lý giáo dục, Đại học Vinh Một số tài liệu trên mạng 1

12 YÊU CẦU Yêu cầu về điều kiện giảng dạy: Giảng đường có trang bị máy chiếu, máy tính, âm thanh tốt, bút dạ viết bảng hoặc bảng phấn. Yêu cầu đối với người học: - Tham gia đầy đủ các tiết học; tích cực xây dựng bài, trao đổi, phản biện trong học tập - Nộp bài tập đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo yêu cầu - Chuẩn bị bài trước khi đến lớp theo yêu cầu của giảng viên 1

13 ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN Hình thức Phương pháp đánh giá Trọng số
Đánh giá thường xuyên Ý thức chuyên cần và tham gia các hoạt động do GV yêu cầu 10% Đánh giá giữa kỳ Bài tập nhóm, bài thu hoạch hoặc bài viết ngắn tại lớp 20% Đánh giá cuối kỳ Thi tự luận 90 phút 70% 1

14 PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP SUY NGHĨ CÁ NHÂN (động não, làm việc độc lập)
LÀM VIỆC NHÓM (phối hợp tương tác nhóm) LÀM BÀI TẬP THEO YÊU CẦU NÊU VẤN ĐỀ, THẢO LUẬN CHUNG TRÊN LỚP HỎI- ĐÁP SƯU TẦM VÀ ĐỌC TÀI LIỆU 1

15 CHIA NHÓM HỌC TẬP Kỹ thuật chia nhóm: sử dụng kỹ thuật ghép hình hoặc phối màu cho bức tranh của nhóm 1

16 Hoạt động 1 Nhiệm vụ: Kể lại câu chuyện "Thầy bói xem voi"
Hãy rút ra ý kiến bình luận của mình về câu chuyện 1

17 1

18 1

19 CHƯƠNG 1- ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THỐNG
1.1. Lịch sử lý thuyết hệ thống 1.2. Đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hệ thống 1.3. Khái niệm hệ thống 1.4. Các yếu tố cấu thành hệ thống 1.5. Các mối quan hệ của hệ thống 1.6. Tính chất của hệ thống 1.7. Phân loại hệ thống 1

20 BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 LỚP CHIA THÀNH NHÓM. NHIỆM VỤ: YÊU CẦU:
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của lý thuyết hệ thống; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của lý thuyết hệ thống Ý nghĩa của LTHT YÊU CẦU: Chuẩn bị và báo cáo tại lớp vào tuần học thứ 2 Mỗi nhóm báo cáo trong thời gian 10 phút 1

21 Ví dụ: Cầu đường được coi là một hệ thống.
1.3. Khái niệm hệ thống (1) “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất.” (Từ điển Tiếng Việt)  Khái niệm này nhấn mạnh đến hệ thống là một tập hợp gồm nhiều yếu tố cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau một cách chặt chẽ làm thành một thể thống nhất. Ví dụ: Cầu đường được coi là một hệ thống. 27/02/2017

22 Ví dụ: Một trường học là một hệ thống.
(2) “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất.” (“Lý thuyết công tác xã hội hiện đại”:)  Khái niệm này cũng nói đến hệ thống là một tập hợp yếu tố nhưng những yếu tố đó được sắp xếp một cách có trật tự và liên hệ với nhau trong hệ thống giúp hệ thống hoạt động thống nhất. Ví dụ: Một trường học là một hệ thống. 27/02/2017

23 Ví dụ: Một công ty là một hệ thống.
* (3) “Hệ thống là một tổng thể gồm nhiều yếu tố (bộ phận) quan hệ và tương tác với nhau và với môi trường xung quanh một cách phức tạp” (Hoàng Tụy) *(3') “Hệ thống là phức hợp các phần tử có quan hệ nhất định với nhau và với môi trường” (Bertalanffy) Theo quan niệm này thì hệ thống không chỉ gồm nhiều yếu tố có quan hệ và tương tác với nhau, mà còn đề cập đến việc hệ thống đó có quan hệ với môi trường bên ngoài. Ví dụ: Một công ty là một hệ thống. 27/02/2017

24 Ví dụ: Nhà máy là một hệ thống.
(4)“Hệ thống là tập hợp các phần tử có liên hệ tương tác nhằm thực hiện một mục tiêu (hoặc một số mục tiêu) định trước” (Vũ Cao Đàm)  Ở khái niệm này không chỉ đề cập đến hệ thống là tập hợp của các phần tử có liên hệ tương tác với nhau mà còn nhấn mạnh đến việc liên hệ của tập hợp các phần tử đó là để thực hiện một mục tiêu hay nhiều mục tiêu định trước của hệ thống. Ví dụ: Nhà máy là một hệ thống. 27/02/2017

25 (5) Như vậy, có thể hiểu về khái niệm hệ thống là:
Hệ thống là một tập hợp các phần tử (hay bộ phận) có liên hệ với nhau, tác động qua lại với nhau và với môi trường một cách có quy luật để tạo thành một thể thống nhất, có thể thực hiện một số chức năng hay mục tiêu nhất định [14] Những điểm căn bản + Là tập hợp các phần tử: + Các phần tử có quan hệ, tác động qua lại với nhau và với môi trường bên ngoài có qui luật + Tạo thành một chỉnh thể thống nhất + Thực hiện một số chức năng hay mục tiêu định trước 27/02/2017

26 1.4. Các yếu tố cấu thành hệ thống 1.4.1. Phần tử
Phần tử của hệ thống được hiểu là các thành phần hợp thành của hệ thống; Phần tử của hệ thống rất đa dạng; Có thể rất đơn giản, cũng có thể rất phức tạp, thậm chí có thể là một hệ thống con - Mỗi hệ thống đều được cấu thành từ tập hợp các phần tử và các phần tử này có tính độc lập tương đối, thực hiện chức năng nhất định và không thể phân chia nhỏ hơn được nữa dưới góc độ hoạt động của hệ thống. - Các phần tử trong hệ thống không tồn tại một cách độc lập mà có sự liên hệ, tương tác với nhau trong quá trình hoạt động của hệ thống, chính việc các phần tử trong hệ thống có mối liên hệ tác động qua lại làm hệ thống có được một sức mạnh lớn hơn mà ở mỗi phần tử riêng biệt không có được. 27/02/2017

27 Đầu vào (input): - Là các loại tác động có thể mà hệ thống nhận được từ môi trường; Nó là sự đóng góp hay kết quả của môi trường hoặc môi trường tiểu hệ thống, tới hệ thống dưới sự xem xét. Ví dụ: Đầu vào của một nhà máy sản xuất là nguyên vật liệu, tài chính, nguồn lao động, thiết bị máy móc, tình hình kinh tế - xã hội, thể chế pháp luật, TT thị trường,.. Đầu vào của hệ thống lớp học là chương trình đào tạo, các quy định giờ giấc, quy chế trong thi cử, ... 27/02/2017

28 Đầu ra (Output) - Là kết quả của quá trình hoặc hoạt động của hệ thống; Là cái phản ứng trở lại từ hệ thống đến với môi trường. - Tập hợp những đầu ra của hệ thống gọi là tương tác của hệ thống với môi trường; có thể có nhiều loại tương tác khác nhau nhằm trao đổi năng lượng, vật chất, thông tin... Ví dụ: + Đầu ra của công ty may: là những bộ quần áo hoàn chỉnh, thông tin về sản phẩm, phế thải... + Đầu ra của hệ thống giáo dục là người học đã hoàn thành chương trình GD sau mỗi cấp học/ trình độ đào tạo; Là các chỉ số phát triển giáo dục… 27/02/2017

29 Quan hệ vào/ra của hệ thống:
Hệ thống phải có quan hệ vào/ra cân đối: + Vào nhiều ra ít: hệ thống thường kém hiệu quả; + Vào ít ra nhiều dẫn đến 2 tình huống: Hoặc hiệu quả của hệ thống rất cao Hoặc hiệu quả rất thấp Người học lấy VD minh họa mỗi trường hợp 1

30 Trạng thái: Trạng thái của hệ thống tại một thời điểm xác định là một tập hợp các phần tử với những đặc điểm là: có một thuộc tính bản chất xác định, trong một cấu trúc xác định, trong những liên hệ đã biết và trong một môi trường xác định Các đặc điểm trên được gọi là tập hợp "thông số trạng thái" của hệ thống. Bất cứ sự thay đổi trạng thái nào của một phần tử vì một trong các yếu tố trên đây đều dẫn tới sự thay đổi trạng thái của hệ thống Người học lấy ví dụ 27/02/2017

31 1.4.5.Môi trường của hệ thống: Là tất cả những gì nằm ngoài hệ thống đang xét, nhưng có quan hệ tác động với hệ thống hay MTHT là các phần tử, các phân hệ, các hệ thống khác không thuộc hệ thống nhưng có quan hệ tác động lên hệ thống Ví dụ: - Môi trường của hệ thống cầu đường là nắng, mưa, gió, bão, ý thức của con người và những cơ quan quản lý chiếc cầu,… - Môi trường của hệ thống lớp học là quy chế học sinh sinh viên, quy chế đào tạo, nội quy nhà trường, chính sách học phí và các khoản đóng góp khác, phương pháp giảng dạy, cơ chế hoạt động của ngành giáo dục... 1

32 Môi trường hệ thống Môi trường bên trong: (các yếu tố bên trong của hệ thống) Ví dụ: Môi trường bên trong của hệ thống gia đình là cách thức giáo dục của ông bà, cha mẹ đối với con cái; truyền thống gia đình; kinh tế; tài chính; vật lực.... Môi trường bên trong của một lớp học là nội quy lớp học, tình hình tài chính của lớp, chính sách khen thưởng, kỉ luật do lớp đặt ra...

33 Môi trường hệ thống - Môi trường bên ngoài (các yếu tố không thuộc về hệ thống nhưng có tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến hệ thống) Ví dụ: Môi trường bên ngoài của gia đình là mối quan hệ với làng xóm láng giềng, tình hình kinh tế, chính trị, pháp luật.. Môi trường bên ngoài của hệ thống lớp học là quy chế học sinh sinh viên, quy chế đào tạo, nội quy nhà trường, chính sách học phí và các khoản đóng góp khác của sinh viên, phương pháp giảng dạy, cơ chế hoạt động của ngành giáo dục...

34 Môi trường hệ thống Tác động của môi trường đến hệ thống:
Không hệ thống nào nằm ngoài tác động của các yếu tố môi trường, tác động của môi trường đến hệ thống có thể là tích cực hoặc tiêu cực Ví dụ: GDP tăng chứng tỏ nền kinh tế tăng trưởng, sản phẩm dồi dào, mức sống của người dân sẽ tăng, sẽ tác động đến sức mua, tăng khả năng tiêu thụ các sản phẩm hoặc ngược lại. Gia đình có cách giáo dục tốt -> tạo nên một con người có nhân cách tốt hoặc ngược lại.

35 2 – Xin đổi đôi xâu cá mè 3 – Xin đồi 3 bè gỗ lim
1.4.6.Hành vi của hệ thống là tập hợp các đầu ra có thể có của hệ thống trong một khoảng thời gian nào đó. Tác động của Phú ông Phản ứng của thằng Bờm 1 – Xin đổi 3 bò 9 trâu - không chịu 2 – Xin đổi đôi xâu cá mè 3 – Xin đồi 3 bè gỗ lim 4 - Xin đổi đôi chim đồi mồi 5 – Xin đổi nắm xôi - Bờm cười (đồng ý) 1

36 1.4.7.Mục tiêu của một hệ thống là trạng thái mong đợi, muốn có và cần phải có của hệ thống sau một khoảng thời gian hoặc vào một thời điểm tương lai nào đó. Theo định nghĩa này, mục tiêu phải bao hàm trong nó tính khả thi. Mục tiêu được đặt ra nhằm thỏa mãn một số nhu cầu nào đó của hệ thống. Hoạt động của hệ thống nhằm đạt tới mục tiêu gọi là hoạt động hướng đích. 1

37 Mục tiêu của hệ thống - Các hệ con và các phần tử cũng có mục tiêu của chúng, - Những mục tiêu này phù hợp với mục tiêu của hệ thống, Khi đó, tất cả các mục tiêu từ hệ thống xuống đến các phần tử lập thành cây mục tiêu của hệ: mục tiêu của hệ là thân cây, mục tiêu của các hệ con là các cành cây, mục tiêu của các phần tử là các nhánh con,… - Hoạt động của các phần tử, của các hệ con để đạt các mục tiêu tương ứng của chúng đều cũng là những hoạt động để đạt tới mục tiêu của hệ thống và ngược lại; Cá biệt có trường hợp một số mục tiêu riêng của vài hệ con hoặc một số phần tử xung đột với mục tiêu của hệ thống; để hệ thống phát triển phải giải quyết xung đột

38 Quan hệ trong cây mục tiêu
Mục tiêu cấp 1 Đạt trường chuẩn quốc gia Mục tiêu cấp 2 Về chất lượng học sinh Chất lượng đội ngũ CSVC ..... Mục tiêu cấp 3 Tỷ lệ từng mức độ Số lượng chất lượng Mục tiêu cấp 4 .... ...... 27/02/2017

39 Bài tập: 1. Trong vai lớp trưởng, anh (chị) hãy xây dựng cây mục tiêu trong việc quản lý lớp. 27/02/2017

40 Chức năng của hệ thống là khả năng của hệ thống trong việc biến đầu vào thành đầu ra. Đó là lý do tồn tại của hệ thống, là khả năng tự biến đổi trạng thái của hệ thống Cơ cấu của hệ thống là hình thức cấu tạo bên trong của hệ thống bao gồm sự sắp xếp các phần tử và xác định mối quan hệ giữa chúng theo một dấu hiệu nào đó. Cơ cấu hệ thống có nhiều loại tùy thuộc mối quan hệ liên kết và chuyển hóa các phần tử bên trong của hệ, như: cơ cấu cơ học, cơ cấu cơ thể, cơ cấu hóa học... 1

41 Mối liên hệ: Khái niệm này không được định nghĩa, được đưa vào để đặc trưng cấu tạo tĩnh của hệ thống hoặc đặc trưng tương tác bên trong của nó, mối liên hệ đảm bảo sự tồn tại của cấu trúc và các tính chất toàn thể của hệ. Mối liên hệ – tương tác được đặc trưng bởi hướng, độ mạnh và đặc tính (liên hệ phụ thuộc, bình đẳng, thuận, ngược) vì tương tác thực chất là sự trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin, mà các mối liên hệ cũng đồng thời là những kênh trao đổi các đại lượng đó. Trong các mối liên hệ thì mối liên hệ ngược có một vai trò đặc biệt, là cơ sở để một hệ thống có thể tự điều chỉnh và phát triển, 1

42 Ví dụ: Trạng thái của hệ thống lớp QLGD K...
- Thời điểm: học kỳ 1 năm học 2014 – 2015 - Lớp gồm ... sinh viên, ... sinh viên nam và ... sinh viên nữ -Môi trường: môi trường bên trong (cơ sở vật chất, phong cách lãnh đạo của BCS, GVCN, phương pháp giảng dạy của các thày cô giáo); môi trường bên ngoài (quy chế học sinh sinh viên, nội quy của nhà trường, thư viện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập…) Ví dụ: Trạng thái của máy tính ... - Thời điểm: Tiết thứ... ngày - Máy đang hoạt động tốt, trình chiếu bài giảng "lý thuyết hệ thống", phần ví dụ về trạng thái của hệ thống" 27/02/2017

43 1.5. Tính chất của hệ thống 1.5.1. Tính trồi
Tính trồi là tính chất mà chỉ hệ thống mới có, mà mỗi thành phần của hệ thống không có được tính chất đó. Ví dụ: - Máy bay là một hệ thống, tính bay được là một tính trồi mà hệ thống máy bay mới có, từng thành phần của hệ thống như hệ thống động cơ, thân cánh, bánh lái, hệ điều khiển không thể có được, không thể bay được. - Xe máy, xe đạp, ôtô là những hệ thống, tính chuyển động được là tính trồi mà những hệ thống xe máy, xe đạp, ôtô có được,v.v.v… 27/02/2017

44 Tính tương tác - Các phần tử trong hệ thống cần phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định tương quan và tương tác với nhau một cách chặt chẽ theo quan hệ nhân quả. Điều đó có nghĩa là sự thay đổi của một hay một số phần tử, sự thay đổi của một hay một số mối liên hệ giữa các phần tử sẽ dẫn tới sự thay đổi dây chuyền ở các phần tử khác hay các mối liên hệ khác. - Các phần tử càng liên hệ chặt chẽ bao nhiêu thì khả năng chúng tạo thành một hệ thống càng chặt chẽ bấy nhiêu. Ví dụ: - Con trai cưới vợ  trong gia đình xuất hiện thêm một thành viên mới  hình thành thêm mối quan hệ mới: vợ chồng của con, mẹ chồng – con dâu; bố chồng – con dâu; chị chồng/ anh chồng/ em chồng – chị dâu… - Sau buổi Đại hội lớp, lớp bầu ra BCS Lớp, BCH Đoàn mới  thay đổi về nhân sự  tác phong và phương pháp làm việc mới. 27/02/2017

45 Tính chia phân hệ Một hệ thống luôn có thể chia thành các hệ thống con. Nếu không chia được thành các hệ thống con độc lập tương đối thì không gọi là hệ thống. Ví dụ - Một hòn bi không thể gọi hệ thống vì không thể chia hòn bi thành các hệ con độc lập tương đối được. Các mảnh vỡ của hòn bi không có chức năng độc lập nào. Ngược lại, xe đạp là một hệ thống bởi xe đạp có thể được chia thành các bộ phận như bàn đạp, líp, xích, đĩa,…Mỗi bộ phận là một hệ thống con, có chức năng riêng, độc lập tương đối với các bộ phận khác. 27/02/2017

46 Tính phân cấp - Trong một hệ thống luôn có sự phân cấp điều khiển, chủ thể phân cấp các nhiệm vụ điều khiển cho cấp dưới nhằm tăng hiệu quả của quá trình điều khiển, phân cấp điều khiển chính là phân cấp xử lí thông tin. Tính phân cấp của hệ thống thường thấy rõ ở các hệ thống xã hội, chính nhờ có sự phân cấp mà các hệ thống xã hội hoạt động có hiệu quả và không bị lộn xộn. Ví dụ: 27/02/2017

47 1.5.3 Tính thêm bớt . Nếu thêm, bớt phần tử hay bộ phận trong hệ thống sẽ kéo theo sự thay đổi của các phần tử khác. Điều đó có nghĩa là hệ thống coi như một toàn thể hoạt động và phải xem xét từ hoạt động chung Ví dụ: Thêm một phòng ban, chức năng/ nhiệm vụ hệ thống thêm lên, hoặc phòng ban khác giảm việc đi (VD thêm phòng đảm bảo chất lượng của HVQLGD giảm chức năng/ nhiệm vụ của trợ lý ĐT các khoa). Thêm vào hay bớt đi đoạn đường nào đó ảnh hưởng đến hệ thống giao thông trong khu vực.

48 * Các tính chất nói trên rất có ý nghĩa khi xem xét những vấn đề thực tế như:
+ Các vấn đề tổ chức bộ máy quản lý. - Nếu tuyển chọn công chức đúng tiêu chuẩn đã quy định sẽ khắc phục được tình trạng vừa thừa vừa thiếu người trong bộ máy, làm cho bộ máy đỡ cồng kềnh mà lại làm việc có hiệu quả. - Rà soát lại chức năng của các bộ phận, tăng cường sự hợp tác giữa họ, nội quy làm việc quy định rõ ràng sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc thực hiện nguyên tắc “một cửa” tránh được tình trạng quá nhiều cửa hoặc một cửa nhưng nhiều khoá, cải thiện được mối quan hệ giữa cơ quan với nhân dân và các cơ quan khác.

49 + Vấn đề hình thành các chính sách công.
- Đưa ra một chính sách mới vào hệ thống chính sách hiện hành, có thể làm tăng hiệu lực của toàn bộ các chính sách. - Mặt khác, nếu xây dựng chính sách mà thiếu tính hệ thống thì chính sách mới có thể mâu thuẫn với các chính sách hiện hành tạo thêm khó khăn cho công tác quản lý.

50 + Vấn đề hình thành êkip lãnh đạo
- Nếu biết tập hợp một đội ngũ lãnh đạo, mỗi người mạnh về một mặt nào đó, phối hợp năng lực và kết hợp tốt trong công việc thì hình thành một êkip lãnh đạo có tính hệ thống vừa giải quyết được nhiều công việc vừa bổ khuyết cho nhau. 27/02/2017

51 Chương2: Cấu trúc hệ thống
2.1 : Khái niệm Cấu trúc hệ thống: Là cấu tạo bên trong hệ thống, là cách thức liên kết giữa các phần tử, phân hệ trong hệ thống và quan hệ tỷ lệ xác định giữa chúng . Một cách khác Tập hợp các mối liên hệ qua lại ổn định giữa các phần tử tạo thành cấu trúc của hệ thống. Có thể xem cấu trúc như là phương thức sắp xếp hoặc phương thức quan hệ giữa các phần tử, là hình thức tổ chức nhất định các phần tử. Cấu trúc phản ánh tổ chức của Hệ thống, mối quan hệ cấu thành giữa các phần tử, phân hệ và toàn hệ thống. VD: Cấu trúc ngôi nhà ở gia đình: bao gồm 3 tầng, 2 phòng ngủ, 1 phòng khác, 1 phòng bếp, ...(hình thái)... Cấu trúc lớp học: bao gồm 60 SV, 40 nữ và 20 nam, chia làm 4 tổ, có quan hệ bạn bè thân thiết, tập thể lớp rất đoàn kết nhất trí

52 2.1 . Khái niệm cấu trúc hệ thống (tt)
Cấu trúc của hệ thống Thứ nhất cấu trúc như một bất biến tương đối của hệ thống, trong phạm vi bất biến này sẽ tạo ra một trật tự bên trong của các phần tử (một tổ chức, một chỉnh thể thống nhất) tạo ra “thế năng” của hệ thống (trạng thái nội cân bằng). Thứ hai, cấu trúc luôn biến đổi, tạo ra “động năng” của hệ thống. Thứ ba, một hệ thống có thể có nhiều cách cấu trúc khác nhau. Thứ tư, một hệ thống khi đã xác định được cấu trúc thì nhiệm vụ nghiên cứu quy về lượng hóa các thông số đặc trưng của các phần tử và các mối quan hệ của chúng.

53 2.2 Các kiểu cấu trúc hệ thống (Các loại liên kết)
Có nhiều cách cấu trúc hệ thống khác nhau được đặc trưng bởi sự kết hợp giữa các phần tử. Sự kết hợp các phần tử tuy đa dạng nhưng có thể quy về các cách kết hợp cơ bản sau đây: Liên kết ghép nối tiếp Đầu vào của phần tử này là đầu ra của phần tử kia Loại liên kết này có cấu trúc đơn giản, nhưng độ tin cậy kém: Khi số lượng các phần tử tăng lên thì độ tin cậy của cả hệ thống giảm vì hệ thống chỉ làm việc tốt khi tất cả các phần tử đều làm việc tốt. Cho ví dụ liên kết ghép nối tiếp

54 2.2 Các loại liên kết. 2.2.2 Liên kết ghép song song Là cách liên kết mà 2 hay một số phần tử có chung một tác động vào và đầu ra của chúng lại là đầu vào của một phần tử khác: Cách liên kết này làm tăng độ an toàn của hệ thống lên vì hệ thống chỉ ngưng trệ khi tất cả các phần tử ngưng trệ. Tuy nhiên, cách ghép này cũng làm tăng thêm tính phức tạp của toàn bộ hệ thống. (cấu trúc phức tạp) Cho ví dụ liên kết ghép song song 1 2 3 n n+1

55 2.2 Các loại liên kết (tiếp)
Ghép có mối liên hệ ngược Liên hệ ngược là một dạng kết hợp các phần tử. Đó là liên hệ giữa lối ra của một phần tử nào đó và lối vào của chính phần tử đó được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua những phần tử khác của hệ thống. Liên hệ ngược là cơ sở hoạt động của các hệ thống điều chỉnh tự động trong thiên nhiên, trong kỹ thuật, trong kinh tế và các lĩnh vực khác . 1 2 3 Trực tiếp gián tiếp Cho ví dụ về ghép có liên hệ ngược Nếu có liên hệ ngược sẽ điều chỉnh được những tiên định ban đầu , giúp hoàn thiện hẹ thống đảm bảo tinh phù hợp, hiệu quả của hệ thống

56 2.2 Các loại liên kết (tiếp)
Ghép hỗn hợp. Là phối hợp (tổ hợp) các cách ghép trên. Cho ví dụ liên kết ghép hỗn hợp Cơ thể con người là ghép hỗn hợp: Hệ thống não bộ chỉ huy; Hệ thống tiêu hóa: Nối tiếp; Chân tay; mắt mũi mồm: Song song; Từ các bô phận phản hồi lại naõ (liên hệ ngược)

57 Cấu trúc quá trình dạy học
Chính trị KTXH MĐ-NV Nội dung GV HS PP-P/Tiện cách thức Văn hóa KHCN Kết quả

58 2.3. Phân loại cấu trúc hệ thống
Cho ví dụ 2.3.1 Cấu trúc hữu hình: Là cấu trúc mà có thể vẽ thành sơ đồ về các liên hệ và tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống; hoặc có thể trình bày được dưới dạng các mô hình (biểu thức toán học) Hệ thống con tổ chức của một cơ quan; Hệ thống bảng lương; nhịp thở; nhịp đập của trái tim…vv…

59 Là cấu trúc mà liên hệ giữa các thành phần/phần tử không vẽ được
2.3. Phân loại cấu trúc 2.3.2 Cấu trúc vô hình: Là cấu trúc mà liên hệ giữa các thành phần/phần tử không vẽ được (quan hệ tình cảm, quan hệ huyết thống, trạng thái tâm lý, thái độ chính trị Người học lấy ví dụ

60 Là cấu trúc bao gồm cả hữu hình và vô hình
2.3. Phân loại cấu trúc 2.3.3 Cấu trúc hỗn hợp: Là cấu trúc bao gồm cả hữu hình và vô hình Cho ví dụ Trò chơi: Đố tôi nghĩ số mấy Cảm xúc khi huyết áp tăng giảm; Tim đập nhanh hơn khi xúc động.

61 2.4 Các hình thức tổ chức hệ thống
Cấu trúc Hệ thống đơn giản Hệ thống đơn giản là hệ thống có cấu trúc đơn giản cả về kích cỡ, quy mô và các mối quan hệ bên trong của nó. Mô tả chiếc xe đạp. Kể tên một số hệ đơn giản

62 2.4 Các hình thức tổ chức hệ thống
Cấu trúc Hệ thống phức tạp Hệ thống phức tạp có cơ cấu các phần tử hợp thành cũng như mối quan hệ giữa chúng là phức tạp và rất khác nhau Nói một cách khái quát hệ thống phức tạp là hệ thống mà ta không thể biết chính xác và đầy đủ về cấu trúc và hành vi của nó SV cho ví dụ về Hệ thống phức tạp

63 2.4 Các hình thức tổ chức hệ thống
Cấu trúc của Hệ thông tĩnh: Là hệ thống mà cấu trúc rất chặt chẽ, trạng thái tự bản thân nó không có sự thay đổi theo thời gian. Ví dụ: viên gạch, lọ hoa , hệ thống máy móc chưa vận hành... Hay, là hệ thống không có sự sống (theo nghĩa sinh học), Câu chuyện về những khảo cổ

64 2.4 Các hình thức tổ chức hệ thóng
2.4.4 Hệ thống biến động: Là hệ thống có cấu trúc thay đổi theo thời gian, không chỉ thay đổi trạng thái mà còn thay đổi cả phần tử, cấu trúc, hành vi và mục tiêu của nó chẳng hạn các mối liên hệ giữa các phần tử trong một cơ thể sống, trong một máy tính đang hoạt động, giữa các nguyên tử trong một phân tử,…. Khi cách tổ chức sắp xếp và quan hệ giữa các phần tử thay đổi thì các thuộc tính của hệ thống thay đổi, bởi vì sự tác động qua lại (tương tác) giữa các phần tử đã khác đi mà thuộc tính là kết quả của sự tương tác này

65 2.5 Đặc điểm của cấu trúc 2.5.1. Tính bất biến tương đối
Một tính chất P của một vật A trong phạm trù C gọi là tương đối bất biến nếu như mọi vật về cấu trúc cơ bản của nó đều có tính chất P . Ví dụ Trong phạm trù các tập, tính đếm được là một bất biến. Trong phạm trù các không gian vecto, tính hữu hạn chiều là một bất biến.

66 Khái niệm ly tâm : có xu hướng chuyển động từ tâm ra ngoài
2.5 Đặc điểm của cấu trúc Sự biến đổi của cấu trúc có thể theo các hướng: Hướng tâm, li tâm, giải cấu trúc, tái cấu trúc Khái niệm hướng tâm : Có phương đi qua tâm của một vòng tròn và theo chiều đi vào tâm đó. Khái niệm ly tâm : có xu hướng chuyển động từ tâm ra ngoài Khái niệm giải cấu trúc: Đó là việc phân tích cấu trúc bao gồm cơ cấu nền tảng, thể chế… Khái niệm tái cấu trúc: là quá trình tổ chức sắp xếp lại nhằm tạo ra trạng thái tốt hơn để thực hiện những mục tiêu đề ra. Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt được một “ Thể trạng tốt hơn”

67 Tham khảo về chuyển dịch cơ cấu hệ thống
Việc chia tách, sát nhập: Câu chuyện cây tre trăm đốt Hệ thống phân ban ở bậc học phổ thông

68 Ví dụ ảnh dương bản và phim âm bản
2.5 Đặc điểm của cấu trúc Hệ đẳng cấu Các hệ thống được gọi là đẳng cấu nếu các hệ thống đó giống nhau về cấu trúc trên những liên hệ cơ bản nhất. Ví dụ ảnh dương bản và phim âm bản Thực nghiệm tiêm thuốc trên thỏ và người có cùng phản ứng. Ứng dụng mô hình hệ thật và hệ mô phỏng. Bố con có cùng ADN Người học cho ví dụ về hệ đẳng cấu

69 Là các hệ giống nhau về cấu trúc trên mọi liên hệ. Ví dụ:
2.5 Đặc điểm của cấu trúc Hệ đồng cấu. Là các hệ giống nhau về cấu trúc trên mọi liên hệ. Ví dụ: - 2 ảnh được làm từ 1 phim - 2 cỗ máy được sản xuất cùng 1 thiết kế. - Mô hình được đúc từ một khuôn

70 2.6. Paradigm của hệ thống - Paradigm là Khái niệm được Thomas Kuhn sử dụng lần đầu vào năm “Paradigm” là khái niệm được ông đưa ra sử dụng trong lĩnh vực khoa học luận. - Nội hàm của khái niệm này được Thomas Kuhn gán cho 3 nội dung:Hệ quan điểm, là cơ sở lý thuyết chủ đạo;Một tập hợp khái niệm;Một hệ thống chuẩn mực.

71 * Hệ quan điểm: Là tập hợp các luận điểm và cơ sở lý thuyết đóng vai trò chủ đạo mọi hành vi của hệ thống. * Hệ khái niệm: Tập hợp khái niệm được sử dụng để gọi tên các phần tử, môđun, trạng thái, hành vi của một hệ thống xác định. * Chuẩn mực của hệ thống: Hệ thống giá trị phù hợp với thuộc tính của hệ thống, được sử dụng để điều chỉnh hành vi trong hệ thống.

72 Ở Việt Nam có một số tác giả chuyển nghĩa sang tiếng Việt của Paradigm là “hệ quy chiếu”; số khác chuyển ngữ thành “hệ thống chuẩn mực” hoặc “khuôn mẫu”. Có người lại gọi đó là “bộ máy khái niệm” hoặc “hệ biến vị”. Tất cả những cách chuyển nghĩa này đều không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm “Paradigm”. - GS Vũ Cao Đàm nhấn mạnh tới việc cần phải tìm một thuật ngữ tiếng Việt phù hợp, có thể việt hoá thuật ngữ này, gọi nó là “Paradigma”,

73 Bài tập: Xác định Paradigma của hệ thống kinh tế thị trường

74 Bài toán cấu trúc

75 Bài toán cấu trúc Điền số thích hợp

76 Bài toán cấu trúc

77 Hãy di chuyển một que diêm để có phép tính đúng XVI + V = XIX
Trò chơi cấu trúc Hãy di chuyển một que diêm để có phép tính đúng XVI + V = XIX XXI - X = IX X x II = I XX + I +VII : III =XXII Đi tìm nhân vật giống mình

78 2.7. Độ tin cậy hoạt động của hệ thống
Khái niệm độ tin cậy của một phần tử (p) của hệ thống: Là xác suất để trong khoảng thời gian đã cho phần tử làm việc tốt (không bị hỏng). Đó là một trong những tiêu chí phản ánh chất lượng hoạt động của hệ thống ký hiệu là p. q=1-p gọi là độ không tin cậy của phần tử y=F(x) với x là trạng thái vào; y là trạng thái ra y py F p x

79 2.6. Độ tin cậy hoạt động của hệ thống
Công thức tính độ tin cậy hệ thống Hệ liên kết nối tiếp Biết: Y1=F1x Y2=F2y1 Vạy y=(F2F1)x 2.6. Độ tin cậy hoạt động của hệ thống py F1 F2 p1 p2 Fn pn x F1 py F2 Fn p=p1p2..pn x F1; F2; …Fn là các toán tử biến đổi với các độ tin cậy tương ứng p1; p2; …pn. Với = 0,99 (trung bình nhân của P) ta có n=10 thì p0.9 =0,99mu10 n=100 thì p0.4= o,99 mu100 n=1000 thì p = 0,99 mu1000 Càng nhiều phần tử mắc nối tiếp, độ tin cậy giảm nhanh khi sô phần tử tăng lên: Chứng minh ? pi n i=1

80 F1 F2 ….. Fn Độ tin cậy tăng khi số phần tử tăng. Chungminh?
Với hệ liên kết song song. Hệ có n phần tử mắc song song như hình sau F1 p1 y F2 p2 V x ….. …… Fn pn Ví dụ : với Pi=0.9 Số phần tử m=2 vậy p= m=6 vậy p= Độ tin cậy tăng khi số phần tử tăng. Chungminh?

81 Với hệ liên kết hỗn hợp. Hệ có n phần tử mắc vừa nối tiếp vừa song song như hình sau F1 p1 y F2 F2 p2 V p2 x ….. …… Fn pn Với p là độ tin cậy của hệ thống. n là cum ghép nối tiếp;. Trong mỗi cụm có m phần tử ghép song song EXCEL

82 Bài tập cấu trúc hệ thống (độ tin cậy)
1 – Cho cấu trúc phần tử ghép nối tiếp. Hãy tính độ tin cậy của hệ thống với độ tin cậy Pi là: 0.75; 0.85 ; 0.84 P=0, ,84=0.54 P=[1-[(1-0,75)][.( )(1-.0,88)]=0.9958 2 – Cho cấu trúc phần tử ghép song song. Hãy tính độ tin cậy của hệ thống với pi= 0.75; 0.86 ; 0.88 3 – Cho cấu trúc phần tử ghép hỗn hợp. Hãy tính độ tin cậy của hệ thống với pi=0.85 số phần tử là 5, ghép 3,4,6,10 cụm nối tiếp; Số phần tử là 6 , ghép 3,4,6,10 cụm nối tiếp Số phần tử là 8 ghép 3,4,6,10 cụm nối tiếp Kẻ bảng để tính

83 2.7. 3.Công thức tính số cấu trúc
Từ n phần tử có bao nhiêu hệ thống. Số hệ thống chính là số cấu trúc có thể có . Cấu trúc hệ thống S gồm n phần tử a1; a 2 a 3… a n Được xác định bởi ma trận W(wij) (i=0.n) ; (j=o,n) Mỗi cấu trúc là ma trận nhị nguyên n+1 dòng, (n+1 côt). Mỗi dòng là dãy nhị phân độ dài (n+1), số dãy nhị phân có thể của (n+1) dòng. Ta sẽ có 2 (n+1)2 cấu trúc. Coi phần tử ao là môi trường không có liên kết ngược nên ta có công thức sau (Slide tiếp)

84 Công thức cấu trúc (tiếp)
Số cấu trúc của n phần tử Số cấu trúc mở của n phần tử Số cấu trúc đóng của n phần tử Ví dụ số phần tử n=2; 3; 5 n=5: Tong: Mo: Dóng: n=2: tong=256; mở=144; đóng = 112 n=3: tong=32768; mở=25088; đóng = 7680

85 Thực hành tại lớp Bài 1- Cho hệ thống có cấu trúc như hình vẽ trong đó a0 là phần tử môi trường. Hãy xác định ma trận câu trúc của hệ thống

86 Thực hành tại lớp Bài 2- Cho hệ thống có cấu trúc như hình vẽ trong đó a0 là phần tử môi trường. Hãy xác định ma trận câu trúc của hệ thống

87 Thực hành tại lớp Bài 3- Vẽ sơ đồ thông tin trong kỳ tuyển sinh, thể hiện được các công việc sau (1)Tiếp nhận hồ sơ: Thí sinh nộp đơn xin dự thi kèm theo hồ sơ; Hồ sơ được kiểm tra theo các điều kiện dự thi, nếu không được trả về; nếu được sẽ làm bước gửi lên hội đồng tuyển sinh (2)Lên số báo danh và phòng thi: Hồ sơ thí sinh được đánh số báo danh và sắp xếp vào phòng thi, niêm yết để các thí sinh biết (3)Xử lý bài thi: Sau khi thi xong các bài thi được gom lại, đánh số phách, bài thi đã dọc phách được chuyển lên ban chấm. (4)Lên điểm theo số phách: Bài thi chấm xong được ghi nhận lại điểm cho từng số phách của từng môn thi. (5) Ghép phách theo số báo danh và lên kết quả cho thí sinh biết.

88 Chương3: Động thái của hệ thống
3.1 Khái niệm động thái hệ thống : Là sự biến đổi của hệ thống từ trạng thái này sang trạng thái khác theo thời gian. Động thái của hệ thống thường được hiển thị qua việc theo dõi hành vi của hệ thống theo thời gian. Sự sợ hãi của bạn Doanh thu chè 2012 Số tiền gưi ngân hang Thời gian Bắt đầu kết thúc Thời gian Th1 Th2 th12 Thời gian Động thái (hiểu theo nghĩa đơn giản) là thái độ của hành động, cách thức và phương thức một hành động được tiến hành.

89 Động thái (tiếp) Cấp độ thấp nhất của biến đổi trạng thái hệ thống là biến đổi trạng thái phần tử của hệ thống. Cấp cao nhất của biến đổi trạng thái của hệ thống là biến đổi chức năng của toàn hệ thống. (Ví dụ chức năng của trường cán bộ quản lý và Học viện QLGD). Động học hệ thống nghiên cứu về động thái (quy luật biến đổi) của hệ thống. Phân tích động thái hệ thống là nội dung quan trọng khi phân tích hoạt động của hệ thống . Biết được diễn biến theo thời gian, người quyết định mới có cơ sở lựa chọn các phương án tối uu để ra quyết định

90 3.2.1. Biến đổi phần tử (bậc thấp nhất)
3.2. Các thang bậc biến đổi Biến đổi phần tử (bậc thấp nhất) - Thay đổi con người trong đơn vị của nhà trường, cơ quan (tăng giảm biên chế, cán bộ nghỉ hưu, chuyển công tác... . - Chuyển động của các nguyên tử, phân tử tạo nên vận tốc càng mạnh thì nhiệt độ càng cao Người học đưa ra ví dụ

91 3.2. Các thang bậc biến đổi (tiếp)
Người học đưa ra ví dụ 3.2. Các thang bậc biến đổi (tiếp) Biến đổi mođun: Mođun là thành phần nhỏ được ghép vào hệ thống lớn hơn, đảm nhận chức năng nào dó. VD- Thay thế 1 chuyên đề trong chương trình học tập bằng một chuyên đề khác. Hoặc chuyên đề đó có thay đổi một số vấn đề khác hay Trong tin học mỗi modun được các chuyên gia lập trình có chức năng đảm nhận một công việc: Ví dụ modun tra cứu; Modun Thống kê; Modun Nhập. Cài thêm phần mềm vào máy tính là biến đổi Modul

92 3.2. Các thang bậc biến đổi (tiếp)
Người học đưa ra ví dụ Biến đổi cấu trúc: Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp các axit amin có thể dẫn tới biến đổi cấu trúc và tính protein. Biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể dẫn đến thay đổi hình thái hệ thống sinh vật (Gà đẻ nhiều trứng hơn; Rau chóng ra ngọn hơn….) Biến đổi tỷ lệ vật liệu trong xây dựng khiến sản phẩm kém chất lượng. Biến đổi cấu trúc về chương trình giảng dạy (bỏ qua môn học tiên quyết) dẫn đến tạo lỗ hổng trong kiến thức.

93 3.2.4. Biến đổi liên hệ trong/ngoài.
Động thái (tiếp) Biến đổi liên hệ trong/ngoài. Trong hệ thống doanh nghiệp cần thay đổi tỷ lệ nhân viên cao tuổi với nhân viên trẻ; đưa cán bộ trẻ lên lãnh đạo nhằm mục đích “dám nghĩ dám làm”. Sự phát triển mối quan hệ bên ngoài doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và có đầu ra thị trường phong phú. Chuột ăn ngô biến đổi gen bị ung thư. Người ăn thịt có nhiều chất kích thích bị ung thư. Người học đưa ra ví dụ

94 3.2. Các thang bậc biến đổi (tiếp)
Biến đổi hành vi: Do ảnh hưởng yếu tố môi trường tác động hoặc ngay bản thân hệ thống tự biến đổi để phù hợp hơn (hoặc cản trở hơn) - Những ngày nắng nóng hành vi ảnh hưởng (dễ cáu bẳn); - Sương mù dày -> tai nạn giao thông xảy ra nhiều hơn - Từ nhỏ một người được nhắc nhở đánh răng mỗi buổi sáng cho đến khi trở thành thói quen cứ sáng thức dậy là đi đánh răng, nếu không sẽ cảm thấy khó chịu. - Nhà trường ban hành nội qui KTX, tăng cường KT, SV trong KTX sinh hoạt có nề nếp hơn... - Quạt kêu, tra dầu -> chạy êm hơn

95 3.2. Các thang bậc biến đổi (tiếp)
Biến đổi chức năng: Là sự biến đổi quan trong và bậc cao nhất. Nó quyết định sự tồn tại phù hợp hay không của hệ thống. Chức năng của người phụ nữ trong gia đình là sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Chức năng của giáo dục là truyền đạt kiến thức. Chức năng của hệ thống hầm đường bộ là để người đi bộ qua đường an toàn và giảm mật độ giao thông trên đường lớn, góp phần điều tiết giao thông Chức năng của Nhà nước: quản lý, điều hành ở tầm vĩ mô mọi hoạt động của xã hội Nếu biến đổi chức năng trên thì tác động thế nào đến hệ thống?

96 3.2. Các thang bậc biến đổi (tiếp)
Biến đổi môi trường xung quanh hệ thống, dẫn đến biến đổi bên trong hệ thống Biến đổi môi trường kinh tế, XH bên ngoài tác động đến hệ thống thống GD; Sự thay đổi sinh thái tự nhiên như lũ lụt cũng làm thay đổi cả hệ thống xã hội (thay đổi cách sống; cách phòng tránh; cách sống chung với lũ.

97 3.3 . Biến tính của hệ thống Biến đổi vật lý Biến đổi vật lí: là những biến đổi về trạng thái như rắn, lỏng, khí, Nói chung là biến đổi nghiêng về tính chất vật lí (không sinh ra chất mới; không thay đổi cấu trúc hóa học) Ví dụ: Đun nước 100 0C => nước sôi, ở 0 0C nước bị đông lại Đèn phát sáng; Đun nóng nhựa đường chảy ra Mắt của người bình thường khi nhìn ảnh của vật hiện đúng trên võng mạc, nên nhìn rõ sự vật. Đối với người bị cận thị, ảnh của vật nằm trước võng mạc, nên dẫn đến nhìn mờ 

98 -Nhà máy xả chất thải ra sông hệ thống sông bị ô nhiễm
3.3 . Biến tính Biến đổi hóa học: Là sự biến đổi về thành phần các nguyên tố cấu tạo, tạo thành chất mới (biến đổi tính chất hóa học) Ví dụ: -Nhà máy xả chất thải ra sông hệ thống sông bị ô nhiễm

99 Biến đổi gen là một loại biến đổi sinh học (đột biến).
3.3 . Biến tính Biến đổi sinh học Quá trình nguyên phân, giảm phân của tế bào trong cơ thể sinh vật; quá trình sản sinh ra những sinh vật mới, quá trình tiêu vong của những sinh vật già cỗi, …. Biến đổi gen là một loại biến đổi sinh học (đột biến). Cây nảy mầm là sự biến đổi sinh học bên trong Ở dạ dày cỏ vi sinh vật phát triển mạnh gây các biến đổi về mặt sinh học.

100 - Phụ nữ khi mang thai dễ xúc động, cáu bẳn
3.3 . Biến tính Biến đổi tâm lý - Biến đổi về mặt tâm lý dẫn đến sự thay đổi trạng thái, do âu, buồn phiền - Phụ nữ khi mang thai dễ xúc động, cáu bẳn - Phát triển tâm lý của trẻ em qua từng giai đoạn phát triển. - Biến đổi tâm lý dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống

101 3.3 . Biến tính Biến đổi quan hệ xã hội Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa. Nhưng không phải mối liên hệ nào cũng là quan hệ xã hội. - Biến đổi quan hệ xã hội qua các thời kỳ: Đồ đá : Quan hệ bình đẳng; Mẫu hệ : Phụ nữ giữ vai trò quan trọng; Chủ nô – nô lệ; Phong kiến - Đế quốc. Tư bản; XHCN. - Một đứa trẻ bắt đầu đi học  xuất hiện các mối quan hệ mới như quan hệ của đứa trẻ đó với cô giáo, với các bạn trong lớp,…

102 3.4. Các dạng biến đổi Trong quá trình phát triển, các hiện tượng quá trình hay thực thể đối tượng có sự vận động và biến đổi theo thời gian. Từ nguyên liệu thô + chất phụ + bao bì và quy trình chế biến phối hợp với công nghệ trở thành sản phẩm (kinh tế) Từ ấu trùng – thành ngài – thành bướm (sinh học). Từ tuyển sinh đại học (thí sinh) qua thi cử trubgs tuyển sẽ được vào học tại các trường ĐH – Cao đẳng.

103 3.4. Các dạng biến đổi (tiếp)
Dịch chuyển Biến dạng Biến chất Biến đổi cấu trúc

104 3.5. Cách thức biến đổi Biến đổi liên tục Cách thức liên kết giữa các nguyên tử luôn biến đổi không ngừng; giá cả cổ phiếu luôn trong tình trạng bất ổn định; Biến đổi gián đoạn Vòng đời của một sản phẩm trên thị trường (ra đời  tăng trưởng  làm chủ thị trường bão hoà  suy giảm  tiêu vong); con người không ai tránh khỏi quy luật sinh – lão – bệnh – tử.

105 3.6. Xu thế biến đổi Biến đổi lượng/chất Hình thức/ nội dung
Biến đổi tiệm tiến/ nhảy vọt Biến đổi tiệm tiến: Là những biến đổi diễn ra dần dần theo quy luật. vd: quy luật sinh – lão – bệnh – tử của con người là biến đổi tiệm tiến. Năm hình thái phát triển của xã hội như từ xã hội Nguyên thủy  Nô lệ  Phong kiến  Tư bản  Xã hội chủ nghĩa  Chủ nghĩa cộng sản là biến đổi tiệm tiến. Biến đổi nhảy vọt: Là biến đổi không tuân theo quy luật mà nó có thể bỏ qua một hoặc một số bước. Vd: Nước Việt Nam từ chế độ phong kiến  Xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

106 3.7.Khuynh hướng biến đổi - Nguyên lý phát triển chung của các sự vật và hiện tượng: vận động và phát triển không ngừng, theo đó, phải xem xét các sự vật, hiện tượng trong trạng thái động, khái quát xu hướng chung của sự vận động là xu hướng đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ, có thể diễn ra theo chiều hướng từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. - Bệnh bảo thủ trì trệ thường gắn liền với bệnh giáo điều, đó là khuynh hướng tuyệt đối hóa lý luận, coi thường kinh nghiệm thực tiễn...kìm hãm sự vận động, phát triển, phải được phê phán

107 3.8. Sự biến đổi hệ thống qua các giai đoạn
Giai đoạn tạo hệ thống Giai đoạn phát triển Giai đoạn phá vỡ hệ thống chuyển sang hệ thống mới

108 Bài tập củng cố chương 3 (30')
Anh (chị) hãy lấy ví dụ về một hệ thống và phân tích từng thang bậc biến đổi của hệ thống đó?

109 Chương 4: ĐIỀU KHIỂN HỌC Môi trường 4.1.Khái niệm: Điều khiển hệ thống là sự tác động có định hướng vào hệ thống, nhằm biến đổi trạng thái của hệ thống theo mục tiêu định trước trong điều kiện môi trường có nhiều biến động phức tạp. Đối tượng điều khiển MỤC TIÊU Điều khiển vào ra Chủ thể phản hồi

110 4.2. Điều kiện để hệ thống điều khiển được
4.2.1 – Hệ thống phải có tổ chức: Trong đó ít nhất có thể tách 2 phần tử để làm chủ thể điều khiển và đối tượng điều khiển Giữa 2 chủ thể điều khiển và đối tượng điều khiển luôn tồn tại mối liên hệ thông tin xuôi (mệnh lệnh, quyết định, chỉ thị...), thông tin ngược (báo cáo tình hình kết quả SX và các thông tin hoạt động khác từ nhân viên lên Giám đốc...) đầy đủ, chính xác kịp thời, sắp xếp trật tự (có trên có dưới, không lộn xộn)

111 4.2. Điều kiện để hệ thống điều khiển được (tiếp)
4.2.3 – Hệ thống phải có mục tiêu hoạt động: Trong tập hợp các trạng thái phải có trạng thái đạt được mục tiêu. Chủ thể điều khiển phải có khả năng điều khiển được đối tượng và phải được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin khác liên quan đến mục tiêu (hiện trạng của đối tượng, môi trường ra quyết đinh)

112 4.3. Nguyên lý điều khiển Nguyên lý là các quy tắc bắt buộc để chủ thể điều khiển phải tuân thủ trong quá trình điều khiển. Các nguyên lý cơ bản điều khiển điều khiển hệ thống như sau: (7 nguyên lý) Xác định đúng mục tiêu: Mục tiêu giáo dục ngày xưa: Đào tạo quan lại Thời trung cổ: GD mang màu sắc tôn giáo Ngày nay : GD đào tạo những công dân phục vụ đất nước

113 Mục tiêu điều khiển Mục tiêu điều khiển là trạng thái hoặc hành vi của hệ thống mà ta mong muốn đạt được hoặc trang thái đã có mà ta muốn tiếp tục duy trì. Để đạt được mục tiêu cần luu ý: Khả năng đạt được mục tiêu hoặc duy trì mục tiêu. Kinh nghiệm.: Cần tham khảo kinh nghiệm của những hệ thống đã đạt được mục tiêu. phấn đấu đạt học bổng và phấn đấu 3 năm tiếp theo đều được học bổng

114 Ý nghĩa mục tiêu điều khiển
- Là cơ sở chọn tác động điều khiển - Mục tiêu điều khiển đúng đắn sẽ là cơ sở chọn tác động điều khiển chính xác, tiết kiệm và làm tăng hiệu quả của hoạt động hệ thống (Ngược lại giảm hiệu quả hoạt động và gây tác hại khó lường) Người học cho ví dụ Xác định mục tiêu là bước đầu tiên của quá trình điều khiển và phải dựa trên căn cứ nhất định như : - Các quy luật khách quan đang chi phối vận động của hệ thống - Hiện trạng hệ thống. - Khả năng của hệ thống và các Đ/K liên quan.

115 4.3.2. Nguyên lý mối liên hệ ngược:
4.3. Nguyên lý điều khiển Nguyên lý mối liên hệ ngược: Mối liên hệ ngược là linh hồn của điều khiển. Đây là nguyên lý quan trọng nhất. Cần có thông tin ngược chiều đủ tin cậy để báo cáo về cơ quan điều khiển diễn biến tình hình nhằm kịp thời bổ sung, điều chỉnh. Cần tổ chức nắm thông tin phản hồi để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống. Ngược âm: Đầu ra tăng nếu đầu vào giảm : Sản phẩm làm ra chất lượng tốt, bán chạy, Nguyên liệu rẻ. Giá thành bán ra cao Không cần sự hỗ trợ của cấp trên Ngược dương: Đầu ra tăng kéo theo đầu vào tăng : Thành phẩm sản phẩm bán ra cao. Dẫn đến nhà cung cấp vật liệu cũng tăng giá

116 4.3. Nguyên lý điều khiển Độ đa dạng cần thiết . Ở các đối tượng có hành vi đa dạng, phức tạp, đòi hỏi chủ thể phải đưa ra các tác động điều khiển bảo đảm đủ phong phú cho từng loại đối tượng; Phải có một hệ thống các tác động đa dạng nhằm bảo đảm khả năng chỉ huy được, để hạn chế độ bất định trong hành vi của đối tượng điều khiển. Nhờ nguyên lý này ta thấy: độ đa dạng của cơ quan quản lý cần phải lớn hơn độ đa dạng của đối tượng quản lý thì quản lý mới có kết quả. Cần có nhiều phương án để xử lý

117 Hãy tin tưởng giao quyền
4.3. Nguyên lý điều khiển Nguyên lý phân cấp: Hệ thống phức tạp đòi hỏi phải xây dựng cấu trúc phân cấp để nâng cao hiệu quả điều khiển Chủ thể phải tạo ra các chủ thể cấp dưới (trung gian) để chia bớt nhiệm vụ điều khiển, mỗi cấp được phân công xử lý một khối lượng thông tin nhất định, nhờ đó có thể điều khiển (không trực tiếp) toàn bộ hệ thống. Trong kinh tế là nguyên tắc tập trung dân chủ trong khi điều kiện nền kinh tế được phân cấp theo từng ngành, từng lĩnh vực, Cấu trúc phân cấp trong điều khiển hệ thống dựa trên cơ sở: mỗi hệ con giải quyết 1 bài toán riêng nào đó trong những điều kiện độc lập tương đối. Khẩu hiệu Hãy tin tưởng giao quyền

118 4.3. Nguyên lý điều khiển Đột phá khâu xung yếu: (nút cổ chai). . Trong hoạt động của các hệ thống thường có những biến cố tại những điểm nhất định làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của hệ thống. Nếu giải quyết được các biến cố tại các điểm này thì sự hoạt động của hệ thống sẽ được khơi thông. - Ví dụ giao thông ở một đoạn bị hẹp lại, nơi đây luôn xảy ra ách tắc. Cấn mở rộng hoặc làm cầu vượt

119 + Bước đầu người ta mô tả đối tượng Đ qua mô hình M1
4.3. Nguyên lý điều khiển Bổ sung ngoài. Cơ chế (khắc phục hậu quả) gây nên do tính không đầy đủ của mô hình điều khiển hình thức hoá ban đầu. (Nguyên lý thử-sai-sửa) Nguyên lý bổ sung ngoài là nguyên lý điều khiển khi phải xử lý cho một đối tượng phức tạp Đ. + Bước đầu người ta mô tả đối tượng Đ qua mô hình M1 + Sau đó chỉnh lý mô tả Đ bằng mô hình M2 cho đến khi hoàn toàn điều khiển được đối tượng.Đ M1 Đ M2 H1 H2 Mô hình gần giống ĐT thực Hộp đen đt thực MH điều chỉnh gần đúng cấp 2

120 4.3. Nguyên lý điều khiển Cân bằng nội. Nguyên lý này khẳng định: Một hệ thống chỉ có một trạng thái cân bằng nếu trạng thái đó được mọi bộ phận trong hệ thống chấp nhận. Nếu có bộ phận gây nên mất cân bằng trong ngưỡng nhất định thì hệ thống sẽ tự điều chỉnh để trở về trạng thái cân bằng. Nếu vượt ngoài ngưỡng cho phép, hệ thống mất khả năng tự điều chỉnh. Khi đó cần thiết lập cơ chế điều chỉnh cho hệ thống để nó thích ứng với sai lệch Một cơ quan hoạt động tốt khi các bộ phận cùng phấn đấu làm việc tốt. Nhưng nếu một bộ phận vì lý do nào đó trì trệ, thì cơ quan phải tìm biện pháp để hoàn thành công việc. Thâm chí bộ phận đó giải thể. Cơ quan có kế hoạch điều chỉnh công việc với hệ thống mới.

121 4.4. Các loại hình điều khiển
Điều khiển theo chương trình: Quá trình điều khiển dựa trên một chương trình đã xây dựng cụ thể và không đổi, trong đó quy định rõ hành vi đối tượng điều khiển (điều kiện môi trường bên ngoài không đổi; cơ cấu bên trong xác đinh; trạng thái đối tượng diễn ra đúng như chương trình đã xây dựng). Trong quá trình điều khiển không cần thu thập thông tin trong ngoài hệ thống (VD Tập thể dục theo đài; đèn báo hiệu giao thông; ấm siêu tốc 100 độ C là ngắt)

122 4.4. Các loại hình điều khiển (tiếp)
Điều khiển ổn định hóa :Cũng là điều khiển theo chương trình nhưng đầu ra của đối tượng điều khiển ở trong tập hợp được quy định sẵn. Trong quá trình điều khiển phải đòi hỏi thu thập thông tin từ đối tượng điều khiển để điều chỉnh cho phù hợp. Thông tin phản hồi được so sánh với chương trình, các sai lệch giữa đầu ra với hành vi trong chương trình được khắc phục và điều chỉnh. (Điều khiển giữ nhiệt độ của một thiết bị gia dụng : Nồi hầm; tủ lạnh; lò nướng bánh,

123 4.4. Các loại hình điều khiển (tiếp)
Điều khiển săn đuổi (bị động): Hàm f=f(v) gọi là biến săn đuổi nếu tồn tại v(t) phụ thuộc thời gian là biến lẩn trốn. - V(t) : Nhu cầu tiêu thu mặt hàng nào đó vậy f (v) là sản lượng mặt hàng đó theo nhu cầu. Hoặc V(t) số HS đến trường theo độ tuổi vậy f(v) là số trường; số giáo viên và CSVC nhằm phục vụ HS đến trường.

124 4.4. Các loại hình điều khiển (tiếp)
Điều khiển thích nghi : Là loại điều khiển với mức điều khiển phụ thuộc vào hành vi của các chu kỳ điều khiển trước VD: Lập kế hoạch dựa trên sô liệu thống kê cũ (mức độ cũ) Gọi x(t1); x(t2); ……. x(tn) là các đầu vào Y(t1); Y(t2)……Y(tn); là các đầu ra Ở tại mỗi thời điểm đầu ra phụ thuộc vào trạng thái hệ thống và đầu ra của một số hữu hạn thời điểm trước đó.

125 4.4. Các loại hình điều khiển (tiếp)
Điều khiển tối ưu: Là loại điều khiển khi mức điều khiển là cực trị của hàm nào đó. VD: Điều khiển sản xuất sao cho sản phẩm ra đảm bảo chất lượng, đồng thời giá thành hợp lý và chi phí đầu vào thấp nhất. Bài toán tối ưu chính là tìm ra phương án tốt nhất . Điều khiển sao cho phương án đó là hợp lý nhất để đi đến mục tiêu.

126 4.5. Các lĩnh vực điều khiển Môi trường luôn tác động đến hệ thống. Hoạt động của hệ thống thường gặp phải nhiễu làm cản trở, sai lệch so với mong muốn đầu ra của hệ thống. Vì vậy điều khiến nhằm hướng cho hệ thống đi đúng (duy trì) hướng quỹ đạo mong muốn . 4.5.1: Trong nền kinh tế: Trong 1 nhà máy bánh kẹo Mỗi tháng bán ra 50 ngàn gói. Nhưng tháng này lại xuất hiện một cơ sở bán kẹo bánh cùng loại. Do đó doanh số bán ra của tháng này giảm 20%. Bộ phận đo lường tình hình báo cáo với Giám đốc. Giám đốc đưa ra chương trình khuyến mại mới: Bốc thăm trúng thưởng v .v . Và mong muốn doanh thu tháng tới vẫn đạt 50 ngàn gói. Mục tiêu hoạt động của đối tượng điều khiển được biểu thị qua các chỉ tiêu số lượng và chất lượng tạo thành đầu ra của hệ thống dưới tác động của nhiễu nó có thể dao động khỏi mục tiêu mong muốn

127 4.4. Các lĩnh vực điều khiển (tiếp)
4.5.2: Trong giáo dục: Trong quá trình giáo dục gặp không ít những học trò không tuân thủ quy định của Nhà trường. Vấn đề này được cán bộ lớp báo cáo. Giáo viên chủ nhiệm phải dùng một số biện pháp tăng dần hình thức: Nhắc nhở → làm kiểm điểm → liên hệ với phụ huynh để phối hợp giáo dục → đuổi học. Đó là người giáo viên đã dùng các biện pháp để điều khiển học sinh đó thay đổi từ trạng thái không tuân thủ sang trạng thái tuân thủ thực hiện quy định của nhà trường

128 4.4. Các lĩnh vực điều khiển (tiếp)
4.5.3: Trong Nghiên cứu khoa học. Ngay từ bước đầu thu thập thông tin. Đã phải gặp những cản trở do nhiễu thông tin (thông tin chính thống và thông tin ảo). Đôi khi thông tin chính thống không mang tính thời sự và không kịp thời. Thậm chí bị đánh bóng. Để đạt được mục tiêu mong muốn. Việc lược bỏ các thông tin thứ yếu. Đồng thời đưa ra những biện pháp giả phỏng để giải quyết. Nhiều đề tài NCKH khi triển khai đề tài mang tính ứng dụng thường hay gặp phải vấn đề sai lệch so với thực tế. Vì vậy cần phải điều chỉnh để đề tài được phù hợp và khả thi (VD thiết kế phần mềm quản lý …).

129 4.4. Các lĩnh vực điều khiển (tiếp)
Trong quan hệ tình cảm - Kiềm chế cảm xúc - Giới hạn tình bạn, tình yêu... THẢO LUẬN Người học đưa ra thêm những lĩnh vực cần thiết điều khiển

130 4.6. Phương pháp điều khiển Khi chọn phương pháp điều khiển phải căn cứ vào các biến số về hành vi, trạng thái đối tượng. Về môi trường và khả năng tác động của cơ quan điều khiển. Là cách tác động điều khiển có thể của chủ thể lên đối tượng nhằm đưa hệ thống theo đúng quỹ đạo dự kiến về mục tiêu cần đạt.

131 4.5. Phương pháp điều khiển (tiếp)
4.6.1: Phương pháp dùng kế hoạch Phương pháp điều khiển chỉ được sử dụng khi chủ thể có đầy đủ khả năng tác động lên đối tượng, đồng thời nắm chắc 100% hành vi mà đối tượng bắt buộc lựa chọn. Kế hoạch CHO A ĐÒI B KH chặt: y khẳng định 1 đơn trị KH chặt: y lựa chọn đa trị x y Cho đối tượng điều khiển đầu vào F f(x) quy định phép b.đổi

132 4.5. Phương pháp điều khiển (tiếp)
4.6.2: Phương pháp dùng hàm kích thích Phương pháp điều khiển khi chủ thể chưa có đầy đủ khả năng tác động và cũng chưa thể đoán nhận 100% hành vi mà đối tượng sẽ lựa chọn. Chủ thể điều khiển bằng cách cho đầu vào ở chu kỳ sau là một hàm kích thích (hoặc hàm lợi ích) của đầu ra (ở chu kỳ trước). Ra chu kỳ trước Hưởng (Vào chu kỳ sau) Nhận xét Không làm gì Không làm không hưởng Nhiều sản phẩm Lương nhiều Làm nhiều hưởng nhiều SV đưa ra một số phương pháp kích thích trong công tác QLGD

133 4.5. Phương pháp điều khiển (tiếp)
4.6.3: Phương pháp dùng hàm phạt: Là phương pháp khống chế đầu ra, thường dùng trong trường hợp cơ quan điều khiển không nắm được hành vi của đối tượng, không biết rõ nhiễu và có ít lực lượng tác động . Hoạt động khống chế bằng cận trên và cận dưới, hướng đối tượng vào mục tiêu mong muốn Người học cho ví dụ phương pháp dùng hàm phạt Trong kinh tế: Phương pháp khống chế là thuế Trong giáo dục : Khống chế là áp dụng điểm liệt

134 4.5. Phương pháp điều khiển (tiếp)
4.6.4: Phương pháp điều chỉnh: Là phương pháp tác động thêm để san bằng lệch do nhiễu gây ra. : Khử nhiễu: Điều chỉnh bằng cách cô lập, bao bọc đối tượng bởi một vỏ cách li, không cho các tác động nhiễu của môi trường xung quanh xâm nhập. Trong kinh tế phương pháp này chính là phương pháp bao cấp (bao bọc, cấp phát). Phương pháp này nên dùng có mức độ, cho từng loại đối tượng nhất định và trong những khoảng thời gian nhất định. Nhà nước đảm bảo cung cấp theo tiêu chuẩn dù bị ảnh hưởng của môi trường. Năm 2013 Nhà nước chi 30 ngàn tỷ để giải tỏa đóng băng Bất động sản Đối với HS vùng khó khăn: Cấp miễn phí SGK. Hỗ trợ kinh phí cho HS

135 4.5.4 Phương pháp điều chỉnh (tiếp)
: Bồi nhiễu (bảo hiểm) Là phương pháp điều chỉnh thông qua một bộ bù nhiễu để gây tác động ngược lại trước mỗi nhiễu của môi trường. Nghĩa là ứng với mỗi tác động của nhiễu, bộ bù nhiễu sẽ phát hiện và bù lại đối tượng nhằm san bằng sai lệch - Trong kinh tế đây là phương pháp bù giá vào lương. Trong giáo dục, đây là chính sách hỗ trợ bảo hiểm học sinh. Dạy bù; dạy thay Muốn sử dụng phương pháp này cần phải có một bộ bù nhiễu tốt, nhanh, nhạy, chính xác cảm nhận được mọi tác động của nhiễu. Việc điều chỉnh theo phương pháp bồi thường nhiễu không có mối liên hệ

136 4.5.4 Phương pháp điều chỉnh (tiếp)
: Xóa bỏ sai lệch: (san bằng sai lệch) Là phương pháp điều chỉnh căn cứ vào kết quả cuối cùng (đầu ra y) rồi dùng một dự trữ lớn để san bằng các sai lệch điều khiển, so với mức chuẩn cho trước yo. Thiết bị dùng làm việc này gọi là "máy điều chỉnh". (dự trữ, trợ cấp khó khăn. hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.). Do thiên tai lũ lụt mùa màng bị mất, thiếu lương thực -> Nhà nước sử dụng dự trữ quốc gia để bù vào Điều chỉnh dựa trên sự xoá bỏ sai lệch tồn tại một mối liên hệ ngược.

137 Phân biệt các khái niệm Điều khiển Điều chỉnh
Tác động của chủ thể điều khiển lên đối tượng bị điều khiển Khắc phục nhiễu tác động lên hệ thống Bồi nhiễu San bằng sai lệch Không tạo thành hệ khép kín (bộ bù nhiễu không phải liên hệ ngược). San bằng sai lệch tạo thành hệ khép kín. Có tồn tại một mối liên hệ ngược.

138 4.5.4 Phương pháp điều chỉnh (tiếp)
: Chấp nhận sai lệch: Là phương pháp thả nổi do cơ quan điều khiển không thể khống chế được nhiễu (bất khả kháng). Chấp nhận sai lệch bằng cách sửa lại mục tiêu và bộ tác động của mình cho phù hợp với sai lệch. VD:- Giá cả tăng nhưng lương không thể tăng. - Trong Giáo dục: Mục tiêu đề ra thi lên THPT phải ≥ 15/3 môn điểm. Nhưng ở một số trường vùng khó khăn. Rất ít HS đạt được yêu cầu này. Nên chấp nhận 10 điểm /3 môn (thâm chí có nơi còn thấp hơn). Do Sở GD của Tỉnh cân đối và đề đề nghị.

139 4.5.4 Phương pháp điều chỉnh (tiếp)
: Phương pháp tự điều chỉnh Là phương pháp tự hệ thống thực hiện được: + Tự cách ly môi trường khi cần thiết + Có bộ phân tự điều chỉnh. Ví dụ: - Cơ thể con người có khả năng tự điều chỉnh chống lại bệnh tật đến 70%. - Tục ngữ “Tự cứu mình trước khi trời cứu”. - Tự điều chỉnh phương pháp và thời gian cho phù hợp năng lực học sinh trong giảng dạy và học tập.

140 Chú ý Hai khái niệm điều khiển và điều chỉnh không trùng nhau:
Điều khiển là tác động của chủ thể điều khiển lên đối tượng bị điều khiển. Điều chỉnh là phương pháp khắc phục nhiễu tác động lên hệ thống. Phương pháp bồi nhiễu và san bằng sai lệch không giống nhau: Phương pháp bồi nhiễu: không tạo thành hệ khép kín (bộ bù nhiễu không phải liên hệ ngược). Phương pháp san bằng sai lệch tạo thành hệ khép kín.

141 4.7. Công cụ điều khiển Khái niệm: Là phương tiện để chủ thể điều khiển sử dụng tác động vào đối tượng điều khiển nhằm đạt được (duy trì) được mục tiêu (kết quả đầu ra) mong muốn.

142 4.7.2. Công cụ cơ học/ vật lý/hóa học/sinh học:
4.6. Công cụ điều khiển Công cụ cơ học/ vật lý/hóa học/sinh học: Sử dụng công cụ vật lý tác động: Tránh nhiễu cho hệ thống truyền hình bằng cáp (trước kia angten hay bị nhiễu do sấm sét) Sử dụng công cụ hóa học: Thêm một nguyên tố hóa học bổ xung cho cơ thể thiếu hụt: Canxi; Magie; Vitamin v..v. Thay đổi hocmon cơ thể Sử dụng công cụ sinh học: Cấy ghép các mô; thay thế nội tạng, Thay đổi sinh thái của cây trồng. (lai giống; kích thích sinh lý và các thành phần bên trong (lợn siêu nạc; chanh không hạt.vv). Công cụ cơ học: Dùng khuôn uốn nắn tạo dáng cho cây, cho quả

143 4.6.3. Công cụ kinh tế /tâm lý/ pháp lý/XH học
4.6. Công cụ điều khiển Công cụ kinh tế /tâm lý/ pháp lý/XH học Kinh tế: Trừ lương nếu không hoàn thành nhiệm vụ; khen thưởng bằng vật chất. Tâm lý: Động viên khuyến khích những yếu tố tích cực. Răn đe những hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến hệ thống. Pháp lý: Đưa pháp luật và quy định cứng vào làm chế tài để hệ thống hoạt động tốt. XHH: Sử dụng các quy luật, tính quy luật, đặc điểm, tính chất các cơ chế nảy sinh vận động. Chủ yếu là mối quan hệ giữa con người và con người, dùng dư luận tập thể để điều chỉnh hành vi của con người trong hệ thống

144 4.8. Cơ chế điều khiển Cơ chế là gì: Là pháp quy, quy tắc, những hoạch định phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Cơ chế điều khiển: Là quy trình điều khiển trên cơ sở áp dụng các qui tắc nhất định nhằm đạt được mục tiêu đề ra . Thông tin điều khiển Chủ thể Đối tượng điều khiển Sản phẩm đầu ra Phân tích kết quả, điều chỉnh thông tin điều khiển

145 Chương 5: Tiếp cận, nghiên cứu, phân tích và thiết kế hệ thống
5.1- Tiếp cận hệ thống Khái niệm: Tiếp cận hệ thống là cách xem xét và xử lý chung nhất những vấn đề thực tiễn trên cơ sở các đặc điểm hệ thống của đối tượng. Hay Là tổng thể các vấn đề lý luận và phương pháp luận để tiến hành nghiên cứu hệ thống. Ý nghĩa tiếp cận hệ thống Tiếp cận hệ thống là bước đầu tiên trong nghiên cứu hệ thống mà nhờ đó mới nghiên cứu tốt cấu trúc của hệ thống. Mà đã nắm được cấu trúc có tới 50% sự thành công trong nghiên cứu hệ thống

146 5.1.3 - Phương pháp tiếp cận hệ thống.
a): Phương pháp tổng quan: (vĩ mô). Là xem xét toàn thể hệ thống cho ta thấy cái nhìn cơ bản nhất, khái quát nhất, toàn cảnh nhất, để tìm ra những đặc trưng cơ bản nhất, những tính chất quyết định nhất, những bộ phận cốt yếu nhất và những hành vi chiến lược của hệ thống, chứ không phải xem xét bộ phận bên trong hệ thống. VD: bản đồ là tiếp cận tổng quan cho ta nhìn thấy đất nước Việt nam hình chữ S. Phía nào giáp đất liền, phía nào giáp biển; Bản đồ khoáng sản cho ta thấy được phân bố khoáng sản của nước ta: Than Quảng ninh; thép Thái nguyên apatit Lào cai; người Học cho ví dụ tiếp cận tổng quan với ngành giáo dục

147 5.1.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống (tiếp)
Với cách tiếp cận tổng quan cần trả lời câu hỏi: Mục tiêu , chức năng của hệ thống là gì? Cấu trúc tổng thể hệ thống thế nào? Đầu vào, đầu ra của hệ thống là gì? Môi trường hệ thống là gì?

148 5.1.3 - Phương pháp tiếp cận hệ thống (tiếp).
b): Phương pháp tiếp cận chi tiết (vi mô): Đi sâu, xem xét tỷ mỉ từng phần tử, từng mối quan hệ giữa các phần tử; từng vấn đề cụ thể để hiểu được hành vi hệ thống (VD: Để hiểu tại sao khu vực rừng này màu vàng. Có phải chết không? Tại sao chết? Phải tiếp cận nghiên cứu cụ thể mới giải quyết được.

149 Tiếp cận chi tiết (vi mô) trả lời các câu hỏi sau
b) tiếp cận vi mô (tiếp) Tiếp cận chi tiết (vi mô) trả lời các câu hỏi sau Phần tử hệ thống là gì? Hệ thống có bao nhiêu phần tử, phân thành bao nhiêu nhóm ? Mỗi nhóm có đặc điểm gì? Mối quan hệ giữa các phần tử ra sao? Và các vấn đề nảy sinh có liên quan. Tiếp cận tổng quan sau đó mới tiến hành tiếp cận chi tiết. Tổng quan định hướng cho chi tiết. Chi tiết là cơ sở giải quyết tổng quan (thuận) Tìm hiểu chi tiết tính cách, hành vi của bạn mới đưa đến kết luận tốt hay xấu (Ngược)

150 c): Phương pháp tiếp cận kết hợp thời điểm với quá trình.
Phương pháp tiếp cận hệ thống (tiếp). c): Phương pháp tiếp cận kết hợp thời điểm với quá trình. Nhằm đánh giá đúng bản chất và để dự đoán được quỹ đạo của hệ thống trong tương lai (VD: Nghiên cứu khảo cổ, thiên văn để nắm được quy luật hình thành và tồn tại phát triển của trái đất. Nghiên cứu các triều đại để nắm được quy luật phát triển xã hội loài người. Xem xét hồ sơ nhân sự chính là tiếp cận thời điểm quá trình để dự báo cho tương lai. Xem xét tiểu sử gia đình là muốn tìm hiểu về gen di truyền

151 Tiếp cận kết hợp thời điểm quá trình cần trả lời câu hỏi sau
Quá trình hình thành và phát triển hệ thống thế nào? Hiện trạng vận hành hệ thống ra sao? Cách thiết lập hình thành hệ thống và cách phân chia hệ thống Tiềm năng hệ thống? Xem xét sự vận động của hệ thống (quá khứ, hiện tại và dự đoán tương lai)

152 5.2.1. Khái niệm phân tích hệ thống
- Phân tích hệ thống là cách thức và phương pháp thủ tục thực hiện tiếp cận hệ thống. - Phân tích hệ thống là phương pháp luận có tính logic cao để phân tích và quan niệm các hệ thống theo quan điểm của nó.

153 5.2.2- Ý nghĩa phân tích hệ thống
Lựa chọn các phần tử của hệ thống, các cách liên kết giữa các phần tử và cách thiết lập cấu trúc theo mục tiêu xác định Phương pháp khoa học cụ thể để giúp xử lý những vấn đề phức tạp khi chưa đoán nhận được đầu vào và đầu ra của hệ thống và khi có nhiều mối quan hệ, phương diện, yếu tố bất định, nhiều phương án khác nhau cần cân nhắc và so sánh lựa chọn mà không đủ thông tin...

154 5.2.3: Những nội dung cơ bản khi phân tích hệ thống
a) Xác định mục tiêu: Xác định rõ mục tiêu cần phân tích b) Môi trường hệ thống: Xác định cái gì thuộc hệ thống và cái gì không thuộc hệ thống nghiên cứu mà thuộc về môi trường. c) Phân tích nguồn lực: là tất cả các yếu tố và phương tiện mà hệ thống sử dụng để đạt được mục tiêu của mình. d) Phân tích cấu trúc hệ thống: Chia cấu trúc hệ thống thành những phân hệ nhỏ hơn để nghiên cứu chi tiết. Phải phân chia như thế nào để việc phân tích được dễ dàng. e) Nghiên cứu hệ thống trong toàn thể (tổng hợp hệ thống) Xem xét xử lý tương tác mục tiêu, cơ cấu, cơ chế vận hành hệ thống.

155 5.2.4. Năm bước phân tích hệ thống
1- Xác định mục tiêu : Nắm bắt các nhu cầu thỏa mãn hay các thay đổi cần thực hiện để từ đó định ra vấn đề và xác định vấn đề cần thực hiện. 2- Phân tích hiện trạng: Thu thập thông tin cần thiết, phân tích đặc điểm cấu trúc và sự phát triển của HT. Chỉ ra đặc điểm chung ; Mối liên kết giữa phần tử và tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường. Tìm ra yếu tố ràng buộc, giúp thay đổi HT theo hướng mong muốn 3- Xây dựng phương án: Hình dung ra các cấu trúc khác nhau, xây dựng mô hình tương ứng với cấu trúc đó. Phương án phải khả thi, trên cơ sở đưa ra các giải pháp cụ thể thực hiện nhiệm vụ của mục tiêu. 4- Đánh giá phương án. Xác định cách giải quyết đem lại hiệu quả cao nhất trên cơ sở đánh giá xếp loại, hoặc thử nghiệm phương án theo chuẩn đề ra (chi phí, lợi ích...). 5- Lựa chọn phương án tối ưu

156 5.3 Nghiên cứu hệ thống 5.3.1: Quan điểm nghiên cứu hệ thống:
Quan điểm nghiên cứu là căn cứ xuất phát quy định phương hướng suy nghĩ , cách xem xét và hiểu các vấn đề của hệ thống Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Là cách mà người nghiên cứu sử dụng để tìm ra quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu

157 Phương pháp hộp trắng Là phương pháp nghiên cứu cấu trúc của hệ thống. (nghiên cứu cái bên trong) - Giải phẫu cơ thể - Tự đánh giá trường học theo chuẩn chất lượng Nhờ nghiên cứu theo PP hộp trắng thấy được Than đá và kim cương chỉ khác nhau ở cách sắp xếp cấu trúc tử trong mạng cacbon

158 Phương pháp hộp đen Có nhiều hệ thống rất phức tạp và mờ., do vậy việc nghiên cứu sâu vào cấu trúc không được hoặc rất tốn kém. Phương pháp hộp đen là phương pháp nghiên cứu khi biết đầu vào và đầu ra của hệ thống nhưng không biết cấu trúc hệ thống ( không quan tâm đến cấu trúc nữa mà thay thế hệ thống bằng một mô hình đơn giản (hộp đen) mô phỏng mối lên hệ giữa đầu vào và đầu ra) Bé khóc không biết tại sao, cho bé uống sữa (vào) , bé nín (ra). Không cần biết khách hàng là ai, quảng cáo, khuyến mại (vào), hàng bán chạy (ra)

159 5.3.3. Phương pháp hộp đen (tiếp)
Nội dung phương pháp hộp đen: gồm 3 bước B1: Quan sát đầu vào hoặc chủ động đưa ra tác động đầu vào và quan sát đầu ra B2: Dựa vào các số liệu quan sát và kết quả phân tích chúng thiết lập quy luật tương ứng đầu vào và đầu ra của hệ thống . B3: Kiểm tra lại tính phù hợp của quy luật và hành vi của hệ thống. Người học đưa ra ví dụ về hộp đen và hướng giải quyết vấn đề

160 Phương pháp mô hình Mô hình là gì : Là sự diễn đạt trừu tượng hóa các mối liên hệ giữa các phần tử của hệ thống theo mục tiêu nghiên cứu đặt ra đối với hệ thống đó. Mô hình hóa là gì: là việc nghiên cứu các hệ thống bằng việc xây dựng các mô hình, tái tạo lại, mô phỏng lại các đặc trưng cơ bản của hệ thống và dựa vào các mô hình để đưa ra kết luận về hệ thống được nghiên cứu A) Phương pháp mô hình hóa : Là phương pháp nghiên cứu hệ thống khi biết rõ: đầu vào, đầu ra, cấu trúc của hệ thống. Nghĩa là biết đầy đủ thông tin để lược hóa hoạt động của nó dưới dạng mô hình

161 5.3.4. Phương pháp mô hình (tiếp)
B) Ý nghĩa của phương pháp mô hình hóa: Thường các hệ thống nghiên cứu rất phức tạp, không thể xem xét hết tất cả các chi tiết của nó. Vì vậy phải căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu chỉ tập trung một số khía cạnh, những gì quan trọng với mục tiêu nghiên cứu sẽ được mô tả còn không quan trọng sẽ được lược bớt, làm cho mục tiêu nghiên cứu nổi bật, dễ dàng nhận thấy và dễ giải quyết vấn đề. PP mô hình hóa sẽ giúp người nghiên cứu làm được điều đó.

162 5.3.4. Phương pháp mô hình (tiếp)
C) Các bước sử dụng phương pháp mô hình hóa: Xây dựng mô hình hệ thống cần NC Quan sát thử nghiệm trên mô hình, thu thập các kết quả thử nghiệm Phân tích nghiên cứu các kết quả thu được và rút ra kết luận ban đầu Đối chiếu kết luận rút ra từ mô hình với kết quả thực tế xem mô hình có kết quả phù hợp với thực tế không? Nếu đúng thì mô hình đã xây dựng là đúng đắn và lý thuyết rút ra từ mô bình có thể sử dụng được. Nếu không thì chỉnh sửa mô hình cho đến khi nó cho kết quả phù hợp thực tế. Bạn hãy giúp Giám đốc tương lai bố trí bàn làm việc: Máy điện thoại, máy tính, hộp bút, công văn, biển

163 5.3.4. Phương pháp mô hình (tiếp)
D) Các loại phương pháp mô hình. D(a) Bằng lời: Diễn tả thực tế hệ thống bằng lời nói thông thường (đặc điểm định tính nhiều và mang ý chủ quan của người nói) D(b) Bằng biểu đồ: Mô tả hệ thống theo khía cạnh: vị trí, số lượng các phần tử, sắp xếp và mối liên hệ giữa các phần tử (tính định lượng nhiều hơn, chính xác và cô đọng hơn (bao gồm các phương pháp) - Biểu đồ không gian: là sư mô tả hệ thống theo không gian về sự tồn tại của phần tử hệ thống. Không thể hiện rõ mối liên hệ thông tin giữa các bộ phận với nhau. - Biểu đồ mạng: là mô tả hệ thống dưới góc độ những dòng thông tin. (Sơ đồ mạng lưới bán hàng trong siêu thị . Phần tử nào tác động với môi trường, phần tử nào chuyển tiếp thông tin.) - Biểu đồ hình cây: Mô tả hệ thống theo sự phân cấp phần tử trong hệ thống: Sơ đồ về nhân sự. D(c) Bằng toán học: (chọn biến số đầu và, đầu ra , trạng thái và mô tả các biến chọn bằng các phương trình): Xây dựng phức tạp , tốn nhiều thời gian nhưng độ chính xác cao: Mô hình mạch điện I=U/R. hoặc S=vt. Hoặc các mô hình vòng lặp. Mảng.

164 5.4. Thiết kế hệ thống Khái niệm: Thiết kế hệ thống là một chức năng bao gồm thiết lập những hệ thống con (hay bộ phận) và sự tích hợp các hệ thống con thành hệ thống hoàn chỉnh

165 Hệ thống hiệu quả a) – Đơn giản: Một hệ thống đơn giản thường dễ hoạt động và hoạt động hữu hiệu hơn (bộ máy hành chính gọn nhẹ) b) – Uyển chuyển linh hoạt: Cần thiết kế hệ thống sao cho cấu trúc uyển chuyển linh hoạt để thích ứng với môi trường thay đổi c) – Độ tin cậy: Đó là chất lượng của hệ thống, phụ thuộc vào hoạt động của mỗi bộ phận và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. d) – Tính kinh tế: Chi phí cho sự vận hành phải nhỏ hơn lợi nhuận: e) – Sự chấp nhận được:

166 5.4.3. Nghiên cứu thiết kế dòng chảy hệ thống
1 – Dòng vật chất: Bao gồm nguyên vật liệu, thiết bị, sản phẩm ; Trong giáo dục dòng vật chất là luồng HS 2 – Dòng năng lượng: Những gì đảm bảo cho hệ thống vận hành, bao gồm nhân lực, trí lực 3 – Dòng thông tin : Cùng với dòng năng lượng và dòng vật chất trở thành mạng thông tin. (Slide tiếp)

167 1 . Mạng dây chuyền Trưởng nhóm chỉ có thể giao tiếp với người gần mình nhất, tính chính xác của thông tin cao, tuy nhiên nó không tạo ra nhiều mối quan hệ và tốc độ truyền thông chậm.

168 Dòng thông tin (Mạng thông tin) (tiếp)
1) Mạng dây chuyền: Tính số liên lạc cần thiết để mọi thành viên trong mạng liên hệ được với các thành viên khác. Và hệ tập trung cho mỗi vị trí (= tỷ số tổng số liên lạc với số liên lạc của vị trí đó) D A B C E A đếnB cần 1 liên lạc B đếnA cần 1 liên lạc C đếnA cần 2 liên lạc D đếnA cần 3 liên lạc E đến Acần 4 liên lạc A đến C cần 2 liên lạc B đến C cần 1 liên lạc C đến B cần 1 liên lạc D đến B cần 2 liên lạc E đến B cần 3 liên lạc A đến D cần 3 liên lạc A=3 B đến D cần 2 liên lạc C đến D cần 1 liên lạc D đến C cần 1 liên lạc E đến C cần 2 liên lạc Tỏngmạng = A đến E cần 4 liên lạc B đến E cần 3 liên lạc C đến E cần 2 liên lạc D đến Ecần 1 liên lạc E đến D cần 1 liên lạc A=10  B= 7  C=6  D= 7  E=10 Tỏngmạng =40 Hệ số tập trung K K(A)= 40/10=4 K(B)= 40/7=5,7 K(C)= 40/6=6,7 K(D)= 40/7=5,7 K(E)= 40/10=4 C có hệ số tập trung lớn nhất. Vậy C là thủ lĩnh nhóm là phù hợp

169 Bài tập : 15 phút: - Tính số liên lạc cho các lớp thuộc K6 QLGD (bố trí như sau) - Và Xác định hệ số tập trung cao nhất (vị trí tập trung nhất) G A B C D E F A đến B cần 1 liên lạc B đến A cần 1 liên lạc C đến A cần 2 liên lạc D đến A cần 3 liên lạc A đến C cần 2 liên lạc B đến C cần 1 liên lạc C đến B cần 1 liên lạc D đến B cần 2 liên lạc A đến D cần 3 liên lạc B đến D cần 2 liên lạc C đến D cần 1 liên lạc D đến C cần 1 liên lạc A đến E cần 4 liên lạc B đến E cần 3 liên lạc C đến E cần 2 liên lạc D đến E cần 1 liên lạc A đến F cần 5 liên lạc B đến F cần 4 liên lạc C đến F cần 3 liên lạc D đến F cần 2 liên lạc A đến G cần 6 liên lạc B đến G cần 5 liên lạc C đến G cần 4 liên lạc D đến G cần 3 liên lạc  A=21  B= 16  C= 13  D= 12

170 Tiếp Tổng toàn mạng= 21+16+13+12+13+16+21 =112 K(D)=max =112/12= 9,33
Hệ số tập trung E đến A cần 4 liên lạc F đến A cần 5 liên lạc G đến A cần 6 liên lạc K(A)=112/21= 5,3 E đến B cần 3 liên lạc F đến B cần 4 liên lạc G đến B cần 5 liên lạc K(B)=112/16= 7,0 E đến C cần 2 liên lạc F đến C cần 3 liên lạc G đến C cần 4 liên lạc K(c)=112/13= 8,6 E đến D cần 1 liên lạc F đến D cần 2 liên lạc G đến D cần 3 liên lạc K(D)=112/12= 9,3 E đến F cần 1 liên lạc F đến E cần 1 liên lạc G đến E cần 2 liên lạc K(E)=112/13= 8,6 E đến G cần 2 liên lạc F đến G cần 1 liên lạc G đến F cần 1 liên lạc K(F)=112/16= 7,0  A=13  B= 16  C= 21 K(G)=112/21= 5,3

171 Công thức tổng quát với vị trí (k)
Công thức cấp sô cộng: Tính tổng của dãy số với công sai d Sn=n(2a1+(n-1))d/2 Tại vị trí K nào đó thuộc mạng dây chuyền ta tính được tổng số liên lạc tại vị trí K bằng công thức: k(k-1)/2+[(n-k).(n-k+1)/2]

172 Dòng thông tin (tiếp) S R 2) Mạng chữ Y: Thông tin chỉ truyền theo chiều dọc. Không có thông tin trao đổi trực tiếp theo chiều ngang Q P T P đến Q cần 1 liên lạc Q đến P cần 1 liên lạc R đến P cần 2 liên lạc S đến P cần 3 liên lạc P đến R cần 2 liên lạc Q đến R cần 1 liên lạc R đến Q cần 1 liên lạc S đến Q cần 2 liên lạc P đến S cần 3 liên lạc Q đến S cần 2 liên lạc R đến S cần 1 liên lạc S đến R cần 1 liên lạc P đến T cần 3 liên lạc Q đến T cần 2 liên lạc R đến T cần 1 liên lạc S đến T cần 2 liên lạc  P=9  Q= 6  R= 5  S=  T= 8 K(P)= 36/9=4 K(Q)=36/6=6 K(R)=36/5=7,2 K(S)= 36/8=4,5 K(T)=4,5

173 2) Mạng chữ Y (tiếp) E Bài tập 15 phút: Tính tổng số liên lạc trong mạng và tìm vị trí ưu tiên nhất cho mạng D A B C F G H A đến B cần 1 liên lạc B đến A cần 1 liên lạc C đến A cần 2 liên lạc D đến A cần 3 liên lạc E đến A cần 4 liên lạc F đến A cần 3 liên lạc G đến A cần 4 liên lạc H đến A cần 5 liên lạc A đến C cần 2 liên lạc B đến C cần 1 liên lạc C đến B cần 1 liên lạc D đến B cần 2 liên lạc E đến B cần 3 liên lạc F đến B cần 2 liên lạc G đến B cần 3 liên lạc H đến B cần 4 liên lạc A đến D cần 3 liên lạc B đến D cần 2 liên lạc C đến D cần 1 liên lạc D đến C cần 1 liên lạc E đến C cần 2 liên lạc F đến C cần 1 liên lạc G đến C cần 2 liên lạc H đến C cần 3 liên lạc A đến E cần 4 liên lạc B đến E cần 3 liên lạc C đến E cần 2 liên lạc D đến E cần 1 liên lạc E đến D cần 1 liên lạc F đến D cần 2 liên lạc G đến D cần 3 liên lạc H đến D cần 4 liên lạc A đến F cần 3 liên lạc B đến F cần 2 liên lạc C đến F cần 1 liên lạc D đến F cần 2 liên lạc E đến F cần 3 liên lạc F đến E cần 3 liên lạc G đến E cần 4 liên lạc H đến E cần 5 liên lạc A đến G cần 4 liên lạc B đến G cần 3 liên lạc C đến G cần 2 liên lạc D đến G cần 3 liên lạc E đến G cần 4 liên lạc F đến G cần 1 liên lạc G đến F cần 1 liên lạc H đến F cần 2 liên lạc A đến H cần 5 liên lạc B đến H cần 4 liên lạc C đến H cần 3 liên lạc D đến H cần 4 liên lạc E đến H cần 5 liên lạc F đến H cần 2 liên lạc G đến H cần 1 liên lạc H đến G cần 1 liên lạc  A=22  B=16  C=12  D=16  E=22  F=14  G=18  H=24 K(A)= 144/22= 6,5 K(B)= 144/16= 9,0 K(C)= 144/12= 12 K(D)= 144/16= 9,0 K(E)= 144/22= 6,5 K(F)= 144/14= 10,3 K(G)= 144/18= 8,0 K(H)= 144/24= 6,0

174 Ta có : P=4; Q=7; R=7; S=7; T=7 Tổng toàn mạng=32.
Dòng thông tin (tiếp) 3) Mạng bắt chéo (Một người đóng vai trò trưởng nhóm. Và giao tiếp với tất cả thành viên còn lại). Nhưng các thành viên khác không thể giao tiếp trực tiếp với nhau mà chỉ giao tiếp thông qua với trưởng nhóm. (thường dùng cho những công ty Taxi, tổng đài đại lý) Q Q P T P P R T S R T Q S R S Ta có : P=4; Q=7; R=7; S=7; T=7 Tổng toàn mạng=32. K(P)=32/4 =8 đạt max là vị trí ưu tiên. K(Q)=K(R)=K(S)=K(T)=32/7=4,6 Q đến P=1 Q đến R=2 Q đến S=2 Q đến T=2

175 Bài tập tại lớp 30 phút: mạng bắt chéo
D A E A C G F G D F E Tính tổng toàn mạng và hệ số tập trung cho sơ đồ trên

176 Dòng thông tin (tiếp) 4) Mạng vòng tròn kín (Một thành viên có thể giao tiếp với hai người gần mình). Vai trò lãnh đạo không thể hiện B A=B=C=D=E=6 tổng= 30. K(A)= K(B) = K(C) = K(D) =K(E)=30/6=5 . Không có vị trí ưu tiên A C D E A đến B=1 A đến C=2 A đến D =2 A đến E=1 Bài tập. Thiết kế mạng vòng tròn khép kín cho 6 thành viên, 8 thành viên; 9 thành viên; 10 thành viên và tính hệ số ưu tiên cho từng thành viên

177 K(P)=K(Q)=K(R)=K(S)=K(T)= 20/4=5 Không có vị trí ưu tiên P đến Q= 1
Dòng thông tin (tiếp) P 5) Mạng toàn kênh : (Tất cả các thành viên đều giao tiếp được với nhau, quan hệ không bị hạn chế, tốc độ truyền nhanh T Q S R P= Q= R= S= T=4 Tổng toàn mạng=20. K(P)=K(Q)=K(R)=K(S)=K(T)= 20/4=5 Không có vị trí ưu tiên P đến Q= 1 P đến R=1 P đến S= 1 P đến T=1

178 Bài tập: Tính tổng liên lạc toàn mạng và tìm vị trí ưu tiên nhất
E F G K H I

179 Mạng bắt chéo có chỉ số tập trung lớn nhất
Dòng thông tin (tiếp) Cách tính chỉ số đặc trưng cho toàn mạng : (ta đã làm các bài tập mẫu với 5 thành viên) Loại mạng Tổng(K). Dây chuyền là : 4+5,7+6,7+5,7+4 = 26,1 Mạng chữ Y là : ,2+4,5+4,5 =26,2. Vòng kín là x5 =25. Bắt chéo là: (4x4,6) =26,4 Toàn kênh là : x5 =25 Mạng bắt chéo có chỉ số tập trung lớn nhất

180 Cách tính chỉ số gắn bó của mạng
Dòng thông tin (tiếp) Cách tính chỉ số gắn bó của mạng Chỉ số gắn bó của mạng là số nhỏ nhất trong số các liên lạc cần phải cắt đứt để mạng đó cô lập . (VD để cô lập, vị trí A ở mạng dây chuyền ít nhất là cần cắt đứt 1 liên lạc với P. Vậy chỉ số gắn bó của mạng dây chuyền là 1. Mạng chữ Y là 1 Mạng bắt chéo là 1 Với mạng toàn kênh là .4 Mạng vòng kín là 2 Mạng có chỉ số gắn bó lớn nhất là mạng toàn kênh.

181 5) Mạng toàn kênh P P= Q= R= S= T=4 Tổng toàn mạng=20.
Dòng thông tin (tiếp) 5) Mạng toàn kênh P P= Q= R= S= T=4 Tổng toàn mạng=20. Không có vị trí ưu tiên T Q S R

182 Cách tính chỉ số đặc trưng cho toàn mạng
Dòng thông tin (tiếp) Cách tính chỉ số đặc trưng cho toàn mạng Loại mạng Tổng(K). Dây chuyền là : 4+5,7+6,7+5,7+4 = 26,1 Mạng chữ Y là : ,2+4,5+4,5 =26,2. Vòng kín là x5 =25. Bắt chéo là: (4x4,6) =26,4 Toàn kênh là : x5 =25 Chỉ số gắn bó của mạng là số nhỏ nhất trong số các liên lạc cần phải cắt đứt để mạng đó cô lập (VD để cô lập vị trí A cần cắt đứt 1 liên lạc…. Mạng nào có chỉ số gắn bó lớn nhất . Hãy chứng minh

183 Bài tập thực hành phần thiết kế
Là nhà quản lý bạn cho ý tưởng thiết kế nhà văn hóa của HVQLGD thế nào?

184 Chương 6: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC
6.1.Nguyên tắc vận dụng Nguyên tắc tổng thể Nguyên tắc có mục tiêu Nguyên tắc hợp nhất (tính trồi) Nguyên tắc phân cấp Nguyên tắc tập trung dân chủ

185 Vận dụng LTHT vào QLGD 6.2. Vận dụng vào thực tiễn QLGD:
(1) Người quản lý hệ thống giỏi là người biết dự đoán được nhiều tình huống có thể xẩy ra của hệ thống, quan tâm đều tới các tình huống và có biện pháp xử lý hữu hiệu khi tình huống nào đó xẩy ra (nhận định xu hướng, dự báo) (2) Lựa chọn khâu xung yếu, tập trung chỉ đạo (thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình, phát hiện khâu yếu)

186 Vận dụng LTHT vào QLGD (3) Người điều khiển hệ thống đừng để hệ thống có những “tai biến” xấu. Nhưng khi xẩy ra “tai biến” thì hãy tìm những biện pháp mới thích hợp nhằm đưa hệ thống về trạng thái “cân bằng” mới. Đừng hy vọng dùng biện pháp cũ, trở lại trạng thái cân bằng cũ (tăng cường kiểm tra phòng ngừa; phải có tư duy mới, đổi mới, sáng tạo...)

187 Vận dụng LTHT vào QLGD (4). Chú ý mối liên hệ ngược, linh hồn của điều khiển hệ thống (xây dựng kênh thông tin phản hồi) (5) Cảnh giác với tính trì trệ, bảo thủ của hệ thống. Bảo thủ và trì trệ là nguyên nhân làm cho hệ thống chậm phát triển (phê phán tư duy bảo thủ, trì trệ) (6) Hệ thống cần có sự bồi đắp hỗ trợ từ môi trường của nó (Kết hợp nội lực với ngoại lực)

188 Vận dụng LTHT vào QLGD (7) Mỗi hệ thống (mỗi con người) đều có thể chọn cho mình một mục tiêu phù hợp, kiên định theo mục tiêu ấy thì sẽ đạt được kết quả tối ưu (điều mong muốn) (Xác định mục tiêu đảm bảo SMART để định hướng hành động và quyết tâm t/hiện) (8) Hai phương pháp điều khiển hệ thống cần lồng ghép thực hiện, đó là - Phương pháp lập kế hoạch và điều khiển theo kế hoạch - Phương pháp dùng hàm kích thích.

189 Vận dụng LTHT vào QLGD (9) Thực hiện công bằng nhưng không cào đều (Công bằng dựa trên nguyên tắc và tiêu chuẩn định mức rõ ràng) (10) Tự điều chỉnh, quy luật tồn tại và phát triển của hệ thống Trong công tác của mỗi công chức, viên chức, mỗi đơn vị, mỗi cấp lãnh đạo cũng phải thực hiện theo quy luật tự điều chỉnh. Thể hiện của quy luật tự điều chỉnh chính là biết nắm bắt và đón nhận thời cơ thuận lợi để phát triển; biết thích nghi, biến cái bất lợi thành cái thuận lợi để hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra.

190 6.3.1. Khái niệm , đặc trưng của thông tin
6.3.Thông tin trong hệ thống và ứng dụng XD hẹ thống thông tin trong QLGD Khái niệm , đặc trưng của thông tin * Theo quan điểm của điều khiển học thì “Thông tin được hiểu là nội dung trao đổi giữa hệ thống và môi trường hệ thống, nhằm mục đích điều khiển hệ thống đó”.  “Thông tin là tín hiệu được truyền từ nơi phát đến nơi nhận”. Mỗi thông tin có một nội dung. Nội dung của thông tin được gọi là “thông điệp”. Thông điệp được truyền tải thông qua vật mang thông tin. Vậy vật mang thông tin là gì ? *Định nghĩa vật mang thông tin: “Phương tiện vật chất, trên đó chứa đựng các thông tin được truyền đi”. 27/02/2017

191 3. Vật mang sinh học: AND; ARN; tế bào; mô; biểu bì; phôi; nhân…
* Vật mang thông tin: 1.Vật mang vật lý: âm tần; từ trường; sóng âm tần; điện từ, tia cực tím, tia rơngen; tia X… 2. Vật mang công nghệ: Internet; Mobiphone; TV; Radio; sách báo; tạp chí… 3. Vật mang sinh học: AND; ARN; tế bào; mô; biểu bì; phôi; nhân… 4. Vật mang xã hội. Hệ thống xã hội là một vật mang xã hội của thông tin 27/02/2017

192 Các đặc trưng của thông tin
- Thông tin có thể được truyền trên những vật mang thông tin khác nhau: âm thanh, ánh sang, tín hiệu điện từ, sách báo, hình ảnh,… Người ta gọi tập hợp những vật mang thông tin là thông báo. - Dung lượng thông tin là tính nhiều chiều của thông tin phản ánh hệ thống. - Chất lượng thông tin phản ánh mức độ thông tin được xử lý về bản chất và quy luật vận động của hệ thống. - Số lượng thông tin, biểu hiện mối quan hệ giữa thông báo và người nhận. Một thông báo có số lượng thông tin lớn với người nhận nếu nó đem lại nhiều hiểu biết mới để người nhận định dạng chính xác hơn hệ thống được nghiên cứu. - Giá trị thông tin, phản ánh mức độ thỏa mãn nhu cầu của thông báo đối với người nhận tin. 27/02/2017

193 6.3. 2. Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (EMIS)
Khái niệm thông tin QLGD: Thông tin phục vụ cho công tác quản lý của các nhà quản lý giáo dục các cấp gọi là thông tin quản lý giáo dục.

194 TT khách quan, cụ thể Chất lượng quyết định Xử lý TT
6.3 EMIS - Thông tin là cơ sở của quản lý: + Nhiệm vụ quan trong của người QL là ra quyết định, muốn ra QĐ cần có Thông tin. + Hiệu quả của quản lý phụ thuộc vào chất lượng các quyết định của người quản lý. TTla co so cua QL TT chính xác TT kịp thời TT khách quan, cụ thể Chất lượng quyết định Xử lý TT Người CBQL cần: Biết thu thập TT, phân tích nó, tính toán đường đi . Vậy thông tin là đối tượng lao động của người QL

195 6.3.2.3. Các yêu cầu cơ bản của thông tin trong QLGD
+ Tinh chính xác : Phản ánh chất lượng thông tin, độ tin cậy và giá trị của thông tin + Tính pháp lý: Thông tin quản lý được sự bảo hộ của pháp luật + Tính thích hợp: Sự đặc trưng toàn diện cho phạm vi nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người QL (Phòng ĐT phụ trách về kế hoạch đào tạo; các khoa phụ trách về chuyên môn …vv) + Tính tiện lợi: Thể hiện giao diện thân thiện với người sử dụng để mang lại hiệu quả cao (TT cần đơn giản rõ ràng , dễ hiểu, dễ nhớ) + Tính kịp thời: Thông tin phải đảm bảo đúng thời điểm.

196 6.3.2.4 Hệ thống thông tin QLGD (EMIS).
Khái niêm EMIS: Là hệ thống cung cấp thông tin cho công tác quản lý của các tổ chức thuộc ngành Giáo dục: bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá, phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời , chính xác phục vụ cho việc ra quyết định của tổ chức.

197 Ba loại thông tin quản lý trong tổ chức
1 – Thông tin chiến lược: Là TT sử dụng cho chính sách dài hạn, chủ yếu cho các nhà QL cấp cao (Dự đoán tương lai; đòi hỏi có tính khái quát, tổng hợp cao) 2 – Thông tin chiến thuật: Là TT sử dụng cho chính sách ngắn hạn hơn; Chủ yếu cho các nhà QL cấp trung gian (phòng ban, khoa...): cần mang tính tổng hợp; mức độ chi tiết dạng thống kê (định kỳ) 3 – Thông tin điều hành: thông tin tác nghiệp: Sử dụng công tác điều hành hàng ngày phục vụ cho người giám sát và tác nghiệp (chi tiết, thường xuyên).

198 Quy tr×nh x©y dùng EMIS. 1- Xác định rõ nhiệm vụ các cấp quản lý trong hệ thống 2 – Xác định rõ mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức trong và ngoài hệ thống 3 – Phân chia các mối quan hệ thành từng công việc cụ thể 4 – Phân chia thành chức năng công việc. 5 – Xác định mối liên hệ đảm bảo tính thống nhất 6 – Xác định nút thông tin của hệ thống: (nơi tiếp nhận và xử lý TT)

199 Hệ thống thông tin tại cơ sở
he thong tt co so Hệ thống thông tin tại cơ sở Nhiệm vụ của các cấp QL được mô tả từ cấu trúc tổ chức của hệ thống, 1 - Hiệu trưởng liên hệ thông tin với Hiệu phó và các đơn vị trực thuộc trường 2 – Thông tin ngoài với Bộ, các cơ quan Bộ, đối tượng liên quan...  Tiếp

200 - Hệ thống thông tin quản lý trong nhà trường
Gồm 7 hệ thống con 1 – HTTT QL người học 2 – HTTT QL Nhân sự 3 – HTTT QL CSVC thiết bị 4 – HTTT QL tài chính 5 – HTTT QL dạy học 6 – HTTT QL pháp luật pháp chế 7 – HTTT về XH cộng đồng, kinh tế Hồ sơ, kết quả HT, luồng NH) NGƯỜI DẠY, CBNV, trình độ, lương) Địa điểm, phòng học, thiết bị Nguồn kinh phí phân bổ Chương trình , thời khóa biểu) Luật GD, chế độ chính sách Môi trường XH, các tổ chức tài trợ)

201 Yêu cầu xây dựng hệ thống Thông tin
Yêu cầu xử lý đồng bộ để xây dựng hệ thống thông tin vận hành hiệu quả theo quy trình 7 bước: Thu thập thông tin. Xác định nhu cầu Phân tích hệ thống. Thiết kế hệ thống. Thực hiện. Kiểm Thử. Vận hành hệ thống * 1 – Thu thập TT 2 – Phân tích yêu cầu 3 – Thiết kế cấu trúc 4- Lập trình. 5 – Chạy thử 6 – Nghiệm thu 7 – Chuyển giao. Xây dựng phần mềm cần 

202 6.3.2.5. Hướng dẫn đọc tài liệu ứng dụng của hệ thống thông tin trong xã hội
1 – Thương mại điện tử. 2 – Nền kinh tế tri thức. 3 – Chính phủ điện tử. 4 – Văn phòng điện tử

203 Thương mại điện tử. (E-commerce)
Bao gồm một loạt các hoạt động kinh doanh trực tuyến với các sản phẩm và dịch vụ giữa bản thân các doanh nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp với khách hàng thông qua Internet. VD: Trưng bày hình ảnh hàng hóa thông tin về doanh nghiệp trên Website, liên lạc với khách hàng qua , tìm kiếm khách hàng trên mạng internet. Khách mua hàng qua mạng

204 .Thương mại điện tử bao gồm
*/ Khảo hàng trực tuyến: Nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin để tiến hành kinh doanh và đưa ra một quyết định mua hàng hợp lý. */ Mua hàng trực tuyến: Trao đổi dữ liệu mua sản phẩm trên Internet (cho khách hàng đặt hàng thẳng trên mạng và trả tiền qua thẻ tín dụng...)

205 Nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức, (KBE - Knowledge - Based Economy) là nền kinh tế sử dụng hiệu quả tri thức, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao cho sự phát triển KT XH. Ra đời năm 1993 Đặc trưng của nền kinh tế tri thức là thị trường chất xám. Trong đó, con người là vốn quý nhất. Tri thức là yếu tố quyết định của sản xuất, sáng tạo đổi mới là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Công nghệ mới trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, công nghệ thông tin được ứng dụng một cách rộng rãi.

206 Chính phủ điện tử (CPĐT)
Là chính phủ là hệ thống sử dụng CNTT và viễn thông để tự động hóa và phát triển các thủ tục hành chính (TTHC). Cho phép công dân truy cập TTHC thông qua các phương tiện điện tử (Internets; ĐTdidong; truyền hình tương tác” cho phép xử lý các thủ tục nhanh gọn , đơn giản, cung cấp Thông tin cho người dân chính xác dễ dàng tiết kiệm thời gian và chi phí Tăng tính dân chủ bằng cách Người dân Chính phủ

207 Việc triển khai Chính phủ điện tử chia làm 3 cấp
CPĐT Cung cấp TT (đưa TT lên mạng như luật văn bản dưới luật, chính sách báo cáo) Tương tác 2 chiều: CPĐT dùng Internet để cung cấp các mẫu mà người sử dụng có thể gửi ý kiến phản hồi (chính sách; dự án của NN kết nối diến đàn trực tuyến công khai Cấp độ 2 Thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Các dịch vụ của CPĐT có thể cung cấp trực tuyến thông qua các điển giao dịc điện tử Cấp độ 3

208 Văn phòng điện tử (VPĐT)
Là phần mềm được xây dựng trên nền Web hoặc Winform có các chức năng truyền nhận dữ liệu, lưu trữ tài liệu. Giúp lãnh đạo quản lý công việc, giao việc, nhận việc đến từng CBNV Lợi ích: Chuẩn hóa Thông tin, chuẩn hóa quy trình làm việc chuyên nghiệp giảm thiểu thời gian tiết kiệm chi phí . Sử dụng VPĐT thay đổi tư duy theo kiểu thủ công sang ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành . Là nhân tố tích cực cho việc xây dựng chính phủ điện tử

209

210

211 6.4. Giới thiệu sơ lược lý thuyết trò chơi
6.4.1: Lịch sử của Lý thuyết trò chơi: - Vào năm Trong lá thư James Waldegrave viết, đã đưa ra lời giải chiến thuật hỗn hợp minimax cho một trò đánh bài hai người chơi le Her. - Vào năm Nghiên cứu về những Định luật toán học của lý thuyết Tài sản của Antoine Augustin Cournot thì những phân tích chung về lý thuyết trò chơi được theo đuổi. Trong tác phẩm này Cournot xem xét duopoly và đưa một một phiên bản giới hạn của cân bằng Nash. vào năm 1928 John von Neumann xuất bản một loạt các bài báo.

212 6.4.1: Sự ra đời của Lý thuyết trò chơi (tiếp).
- Vào năm 1944 Lý thuyết trò chơi và các hành vi kinh tế bởi von Neumann và Oskar Morgenstern. phương pháp tìm những lời giải tối ưu cho những trò chơi tổng bằng không với hai người chơi. - Vào năm 1950, thảo luận đầu tiên của Prisoner's dilemma xuất hiện,, John Nash phát triển một định nghĩa về một chiến thuật "tối ưu" cho các trò chơi với nhiều người chơi, cho phép sự phân tích về trò chơi không hợp tác thêm vào những trò chơi có hợp tác. - Lý thuyết trò chơi trải qua một thời gian sôi động trong những năm 1950,.

213 6.4.1: Sự ra đời của Lý thuyết trò chơi (tiếp).
- Vào năm 1965, Reinhard Selten giới thiệu khái niệm lời giải của các cân bằng lý tưởng của các trò chơi con, làm chính xác thêm cân bằng Nash equilibrium . - Vào năm 1967, John Harsanyi phát triển các khái niệm thông tin hoàn toàn và trò chơi Bayesian. Trong những năm 1970, lý thuyết trò chơi được áp dụng rộng rãi vào sinh học, - Vào năm 2005, những lý thuyết gia trò chơi Thomas Schelling và Robert Aumann đoạt giải thưởng Nobel về kinh tế. Schelling là về các mô hình động, các ví dụ ban đầu của lý thuyết tiến hóa trò chơi.

214 6.4.2. Một số bài toán đơn giản Dạng chuẩn tắc tĩnh (đồng thời)
Trò chơi chuẩn tắc (hoặc dạng chiến lược) là một ma trận cho biết thông tin về các đấu thủ, chiến lược, và cơ chế thưởng phạt. Khi một trò chơi được biểu diễn bằng dạng chuẩn tắc, người ta coi rằng mỗi đấu thủ hành động một cách đồng thời, hoặc ít nhất không biết về hành động của người kia. Nếu các đấu thủ có thông tin về lựa chọn của các đấu thủ khác, trò chơi thường được biểu diễn bằng dạng mở rộng.

215 Trái Phải 0; 1 1; 0 Chơi đoán Trò đánh
Dạng chuẩn tắc (tiếp) Chơi đoán Trái Phải 0; 1 1; 0 Trò đánh Bài toán 1 (mẫu). Trò và Chơi đang chơi cầu lông. Chơi được 1 điểm nếu đoàn đúng Trò sẽ đánh sang trái hoặc phải của Chơi. Kết quả như ma trận bên. Như vậy không có chiến lược trội. Bài toán không giải được nếu không tìm hiểu kỹ về thói quen của đối phương

216 6.4.2. Một số bài toán điển hình (tiếp).
Khai Không khai 8; 8 0; 20 20; 0 1; 1 Ất Bài toán 2: Song tù nhân: Nếu cả 2 không khai sẽ phải tù 1 năm để điều tra. Nếu 1 người khai; người kia không khai thì người khai được tha, và người không khai phạt 20 năm tù. Nếu cả hai người cùng khai thì phạt 8 năm tù. Ất Giáp chọn phương án nào? Bài học rút ra từ bài toán là gì? (hai người tù không được tiếp xúc với nhau) Giáp - P/án là cả hai cùng khai. - Bài học rút ra là: cần phải hợp tác vì không khai thì có lợi hơn

217 6.4.2. Một số bài toán điển hình (tiếp)
Bài toán 3: Bán dầu thô: 2 GĐ dầu mỏ Iran và Irac cùng thỏa thuận: Không tăng số lượng dầu bán ra để giữ giá dầu ở mức cao. Iran lập luận: 1- Nếu Irac chung thành cả 2 cùng không tăng sản lượng lợi nhuận thu về của nước ta là 5 tỷ USD. Nhưng nếu ta cứ tăng sản lượng thì thu về được 6 tỷ USD. 2 – Nếu Irac không chung thành thì nước ta thu về 3 tỷ USD với sản lượng thấp và 4 tỷ USD với sản lượng cao a) Đặt mình vào vị trí giám đốc quản lý . Bạn quyết định thế nào?. Bài học rút ra từ bài toán này? SL cao SL thấp 4; 4 6; 3 3; 6 5; 5 I Rac I Ran b) Hãy đưa bài toán về tình trạng không có chiến lược trội để 2 GĐ phải gặp nhau và hợp tác.

218 6.4.2. Một số bài toán điển hình (tiếp)
Bài toán 4(a): Dành cho những người lười Hoạt động nhóm chỉ ham vui: Một đôi bạn cùng làm bài tập nhóm. Họ đều có Quan điểm như nhau: (làm thì không vui, không làm thì vui) Nếu cùng làm thì cả hai được 10 điểm, nhưng không vui 0 điểm. Nếu 1 người làm cả hai được 7 điểm nhưng người làm không vui và người không làm lại vui thì thêm 4 điểm. Bạn chọn phương án nào? Làm Không làm 10; 10 7; 11 11; 7 4; 4 B A

219 Bài tập về nhà Mở rộng bài tập 4(a).
Bai4 (b): Mở rộng bài tập 4(a). Hãy định lượng các trạng thái (làm việc; trốn không làm việc, vui) để đưa tới QĐ của ban là: Làm việc có lợi hơn. b) Trốn việc có lợi hơn. Làm viêc Trốn việc Làm việc QĐ của bạn QĐ của người bạn Bạn đạt A không vui Bạn đạt B vui Người bạn đạt A không vui Người bạn đạt B không vui Bạn đạt B không vui Bạn đạt C vui Người bạn đạt B vui Người bạn đạt C vui

220 Bài tập tiếp về nhà (tiếp)
Bai5: Hãy mô tả một vài hoạt động của bạn trong cuộc sống mà trong đó lý thuyết trò chơi có thể áp dụng được. Định lượng hoặc định tính trạng thái và đưa ra quyết định của bạn. Bài 6: Small là công ty nhỏ. Muốn ra nhập với Big là công ty nắm ưu thế. Lợi nhuận của từng công ty phụ thuộc vào việc Small có ra nhập thị trường hay không và do Big định giá cao hay thấp. Big đe dọa: Nếu ông ra nhập thị trường thì chúng tôi sẽ định giá thấp. Nên tốt hơn hết ông đừng ra nhập . Bạn có nghĩ rằng Small có tin vào lời đe dọa không? Tại sao tin; tại sao không tin?. Bạn nghĩ Small nên làm gì?. (giá cao: Big thu 3 trieu$; Nếu Small Gia nhập thu 2 trieu$. Big thu 7 trieu$. Nếu Small không gia nhập. Giá thấp: Big thu 1 trieu$ nếu Small Gia nhập. Nhưng Small lỗ 1 triệu $ Big thu 2 trieu$, nếu Small không gia nhập Và nếu Small không giai nhâp sẽ không có lợi nhuận.

221 Bài tập về nhà phần lý thuyết trò chơi
Bài 7 : Hai cửa hàng cùng bán bánh mỳ. Họ cùng quảng cáo để thu hút khách; Nếu không cửa hàng nào quảng cáo thì chia đôi thị trường. Nếu cả 2 cùng quảng cáo thì lợi nhuận thấp hơn vì phải chi phí cho quảng cáo (giả sử =1trieu$). Nhưng nếu 1 cửa hàng quảng cáo, cửa hàng kia không thì sẽ thu hút 50% khách hàng từ cửa hàng kia. Bạn là 1 trưởng cửa hàng , hãy đưa ra phương án cho cửa hàng mình. Cuối cùng vì lợi ích cá nhân nên của hàng nào cũng quảng cáo mặc dù nếu cùng không quảng cáo thì có lợi hơn. B Quảng cáo Không quảng cáo m/2-1t; m/2-1t m/4 (m/2+m/4)-1t (m/2+m/4-1t) m/2; m/2 A

222 Chúc thành công


Download ppt "Các em có biết?! 1. Chương trình cử nhân QLGD có bao nhiêu môn học? Thế nào là môn học tiên quyết? 2. Các em đã học những môn học nào trong năm trước?"

Similar presentations


Ads by Google