Presentation is loading. Please wait.

Presentation is loading. Please wait.

Mat. Nguyễn K. Hy, P.S.S. 28-10-2015.  Bối Cảnh Đoạn Kinh Thánh  Gương Phaolô  Gương Chúa Giêsu Kitô  Linh Mục với ĐGH Phanxicô.

Similar presentations


Presentation on theme: "Mat. Nguyễn K. Hy, P.S.S. 28-10-2015.  Bối Cảnh Đoạn Kinh Thánh  Gương Phaolô  Gương Chúa Giêsu Kitô  Linh Mục với ĐGH Phanxicô."— Presentation transcript:

1 Mat. Nguyễn K. Hy, P.S.S. 28-10-2015

2  Bối Cảnh Đoạn Kinh Thánh  Gương Phaolô  Gương Chúa Giêsu Kitô  Linh Mục với ĐGH Phanxicô

3  Paul làm nghề may lều ở Corintô (Acts 18:1-3) cùng với Aquila and Priscilla bị trục xuất khỏi Rome do lệnh Claudius (49 AD?)  Paul đến Corintô từ Athens (Acts 18) khoảng 50 AD, và ở lại một năm rưỡi, rồi đi Ephêsô và Antiokia.  Thư viết từ Ephêsô sau khi rời Corintô chừng 2 năm.  Paul đối diện với cộng đoàn đang chia rẽ, đưa nhau ra toà (6:1-8), ăn uống gây chia rẽ (8-10); chia rẽ vì tài năng được ban phát (1-4; 12-14); khủng hoảng khi giàu ăn uống riêng khỏi cộng đoàn (11:17- 22)..  Trong 1 Cor, không viết như một thần học gia, mà một cha sở.

4  “Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người. 20 Với người Do-thái, tôi đã trở nên Do-thái, để chinh phục người Do-thái. Với những ai sống theo Lề Luật, tôi đã trở nên người sống theo Lề Luật, dù không còn phải sống theo Lề Luật nữa, để chinh phục những người sống theo Lề Luật. 21 Đối với những kẻ sống ngoài Lề Luật, tôi đã trở nên người sống ngoài Lề Luật, dù tôi không sống ngoài luật Thiên Chúa, nhưng sống trong luật Đức Ki-tô, để chinh phục những người sống ngoài Lề Luật.  22 Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người. 23 Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng” (1 Cor 9:19-23)

5  Hai mục đích rõ ràng:  1/ “Để bằng mọi cách cứu được một số người.”  2/ Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó

6 Paul nói đến bác ái vị tha.  “Phải chăng tôi không có quyền ăn uống, 5 không có quyền đem theo một người chị em tín hữu như các tông đồ khác, như các anh em của Chúa và như ông Kê-pha? 6 Phải chăng chỉ có tôi và anh Ba-na-ba không có quyền được miễn lao động?” (I Cor 9:4-7) Không nghĩ đến quyền được hưởng (1-18), nhưng trở nên mọi sự cho mọi người vì ơn cứu rỗi cho họ (19-23).  Paul mới nói không ăn thịt nữa (8:13) “Vì thế, nếu của ăn mà làm cớ cho anh em tôi sa ngã, thì tôi sẽ không bao giờ ăn thịt nữa, để khỏi làm cớ cho anh em tôi sa ngã.”  Đây là từ bỏ tự nguyện chứ không buộc (renunciation, not obligation).  Trong 9:3 nói: “Đây là lời biện hộ của tôi chống lại những kẻ hạch sách tôi.”… có thể ông bị người ta phê bình vì không dùng quyền mình…

7  Từ bỏ QUYỀN “Nếu những người khác còn có quyền đòi hỏi anh em, thì huống hồ là chúng tôi! Nhưng chúng tôi đã không dùng quyền đó. Trái lại, chúng tôi chịu đựng tất cả mọi sự để khỏi gây trở ngại cho Tin Mừng của Đức Ki-tô.” (I Cor 9:12)  “Nhưng phần tôi, tôi đã không dùng một quyền nào trong những quyền ấy. Tôi viết các điều này không phải để cũng được như vậy, vì đối với tôi thà chết còn hơn là.... Niềm tự hào đó, không ai có thể huỷ diệt được!”(1 Cor 9:15)

8  “Với người Do-thái, tôi đã trở nên Do-thái, để chinh phục người Do-thái. Với những ai sống theo Lề Luật, tôi đã trở nên người sống theo Lề Luật, dù không còn phải sống theo Lề Luật nữa, để chinh phục những người sống theo Lề Luật.” (1 Cor 9:20).  Paul không còn lệ thuộc luật ăn uống của Do Thái, nhưng vui lòng làm theo để không phật lòng những người bảo thủ Do Thái.  Khi đi với dân ngoại, Paul thấy mình không dối lòng, nhưng được tự do để trở nên như dân ngoại…  Paul hội nhập không trái với luật đạo, nhưng luôn phân biệt “được phép” không có nghĩa là “nên làm”.

9  MỘT, “Trở nên mọi sự” không có nghĩa là “cái gì cũng được.” Paul đuổi những người sống vô luân khỏi Giáo Hội (1 Cor 5).  HAI, “nên mọi sự cho moi người” trong 1 Cor 9 là tranh luận về thói quen ăn uống của Kitô mới: liệu Kitô hữu có được ăn đồ cúng? (Paul trả lời câu này rõ ràng trong chương 8, và chương 10, nhưng nói về chính ông trong chương 9).  BA, quyền lợi cá nhân không quan trọng bằng “ơn cứu rỗi của người khác, và quyền lợi tập thể (đoàn kết, bình an…).  BỐN, trong chương trình cứu độ, không còn Do Thái hay Hy Lạp, mà “không còn là tôi sống, nhưng Đức Kitô sống trong tôi” (Gal 2:20).

10  “Vì chúng tôi không thể làm gì chống lại sự thật, nhưng chúng tôi chỉ có thể hoạt động cho sự thật.” (2 Cor 13:8)  “Vậy, giờ đây tôi tìm cách lấy lòng người đời, hay lấy lòng Thiên Chúa? Phải chăng tôi tìm cách làm đẹp lòng người đời? Nếu tôi còn muốn làm đẹp lòng người đời, thì tôi không phải là tôi tớ của Đức Ki-tô.” (Gal 1:10)  “Vâng, tôi không hổ thẹn vì Tin Mừng.” (Rom 1:16)  “Anh em muốn gì? Tôi đến với roi vọt, hay tinh thân hiền hoà? (1 Cor 4:21)

11  Đi đâu cũng chỉ nghe nói đến chuyện dâm ô xảy ra giữa anh em, mà là thứ dâm ô không thấy xảy ra ngay cả nơi dân ngoại: có kẻ ăn ở với vợ kế của cha mình! 2 Thế mà anh em lại còn kiêu ngạo! Lẽ ra anh em đã phải than khóc và loại trừ kẻ làm điều ấy ra khỏi cộng đoàn của anh em! 3 Phần tôi, tuy vắng mặt về thân xác, nhưng về tinh thần vẫn có mặt, tôi đã lên án kẻ có hành vi đó như thể tôi có mặt tại.” (1 Cor 5:1-3)

12  Ơn cứu độ đến từ tin vào Một Thiên Chúa  “Khi nói về chúng tôi, người ta kể lại chúng tôi đã được anh em tiếp đón làm sao, và anh em đã từ bỏ ngẫu tượng mà quay về với Thiên Chúa thế nào, để phụng sự Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa thật, 10 và chờ đợi Con của Người từ trời ngự đến, người Con mà Thiên Chúa đã cho trỗi dậy từ cõi chết, là Đức Giê-su, Đấng cứu chúng ta thoát cơn thịnh nộ đang đến.” (1 Thes 1:9-10)  “Vậy, về việc ăn thịt cúng, chúng ta biết rằng ngẫu tượng chẳng là gì trên thế gian, và cũng chẳng có thần nào ngoài Thiên Chúa độc nhất.” (1 Cor 8:4-6)  Paul kêu gọi dân Corintô đừng dự những buổi dâng cúng lễ ở các đền thờ Asklepios và Demeter (1 Corinthians 8-10).  Tin vào Đức Giêsu Kitô  “Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giê-su là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ.” (Rm 10:9)

13  Dùng từ ngữ nặng nề, châm biếm  “Tông đồ giả, là thợ gian xảo, đội lốt tông đồ của Đức Ki- tô. 14 Lạ gì đâu! Vì chính Xa-tan cũng đội lốt thiên thần sáng láng! 15 Vậy có gì là khác thường khi kẻ phục vụ nó đội lốt người phục vụ sự công chính.” (2 Cor 11:13)  “Anh em hãy coi chừng quân chó má! Hãy coi chừng bọn thợ xấu! Hãy coi chừng những kẻ giả danh cắt bì!” (Phil 3:2).  “Hỡi những người Ga-lát ngu xuẩn…” (Gal 3;1)  “Những kẻ làm cho anh em bị rối loạn, phải chi họ tự thiến cho xong!” (Gal 5:12)

14  Lên án con sống với vợ cha mình: “chúng ta phải nộp con người đó cho Satan, để phần xác nó bị huỷ diệt, còn phần hồn được cứu thoát trong Ngày của Chúa.” (1 Cor 5:5)  Hằn học khi đối nghịch Tin Mừng: “Chung cục là họ sẽ phải hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn.” (Phil 3:19)  Công khai lên án Peter giả hình: “… Nhưng khi tôi thấy các ông ấy không đi đúng theo chân lý của Tin Mừng, thì tôi đã nói với ông Kê-pha trước mặt mọi người: "Nếu ông là người Do-thái mà còn sống như người dân ngoại, chứ không như người Do-thái, thì làm sao ông lại ép người dân ngoại phải xử sự như người Do-thái?” (Gal 2:11-15)

15  “Vì đối với tôi, sống là Đức Ki-tô, và chết là một mối lợi” (Phil 1:21)  “Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô” (Phil 3:8)  “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi.” (Gal 2:20)  “Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giê-su Ki-tô, mà là Đức Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh vào thập giá. (1 Cor 2:2)

16  “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1 Cor 9:16)  Phaolô giảng Tin Mừng:  1/ Động lực.  2/ Nội dung  3/ Cách Thức  4/ Đối Tượng Mục Tiêu.

17  1/ Động Lực:  1 Cor 9: 16-17  “Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! 17 Tôi mà tự ý làm việc ấy, thì mới đáng Thiên Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý, thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó. 18 Vậy đâu là phần thưởng của tôi? Đó là khi rao giảng Tin Mừng, tôi rao giảng không công, chẳng hưởng quyền lợi Tin Mừng dành cho tôi.”  Tự ý: được thưởng… không tự ý: là bổn phận…  Phần thưởng: chẳng có gì…

18  2/ Giảng Gì? Nội dung  1 Cor. 15:1–4  “Thưa anh em, tôi xin nhắc lại cho anh em Tin Mừng tôi đã loan báo và anh em đã lãnh nhận cùng đang nắm vững….Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, 4 rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh”

19  1 Cor 1: 22-25  “Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, 23 thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do- thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. 24 Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Đấng ấy chính là Đức Ki-tô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. 25 Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người.”

20  2 Cor 4:5 “Bởi chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Ki-tô Giê-su là Chúa; còn chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Giê-su.”  Phân biệt: Giảng Đức Kitô… và giảng về Đức Kitô…  Giảng Đức Kitô: giảng những gì Ngài giảng… cảm nghiệm ta có với Ngài.  Về Đức Kitô chỉ là thuần kiến thức, hay cảm nghiệm về Ngài mà không với Ngài…  Vì thế Phaolô lên án:

21  Paul nói: 1 Cor. 2:1–5 “Thưa anh em, khi tôi đến với anh em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa. 2 Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giê-su Ki-tô, mà là Đức Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh vào thập giá. 3 Vì thế, khi đến với anh em, tôi thấy mình yếu kém, sợ sệt và run rẩy. 4 Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa. 5 Có vậy, đức tin của anh em mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa.”

22  Lời lẽ khôn ngoan, hấp dẫn không là trọng tâm… vì biết đâu họ đến vì sự khôn ngoan của loài người…  Paul khiêm nhường: 2 Cor. 10:10 “Có kẻ nói rằng: "Trong thư thì nghiêm khắc và hùng hổ; nhưng khi có mặt thì nhu nhược, nói chẳng ra hồn."

23  3/ Cách Thức:  a. Trung thành  b. Chịu Đựng  c. Xác Tín.  Trung thành:  2 Tim 4:7 “Tôi đã tham gia cuộc đua, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin.”  Jesus không đến để chết, nhưng trung thành….

24  (b) Chịu Đựng: 2 Cor 11: 24-29  “Năm lần tôi bị người Do-thái đánh bốn mươi roi bớt một; 25 ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! 26 Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. 27 Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. 28 Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh! 29 Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên?”

25 (c) Xác Tín… Tin Mừng Thật Gal 1:7-11  Tôi lấy làm ngạc nhiên, khi thấy anh em trở mặt mau lẹ như thế với Đấng đã kêu gọi anh em nhờ ân sủng của Đức Ki-tô, để theo một Tin Mừng khác. 7 Không có Tin Mừng nào khác đâu, mà chỉ có một vài kẻ phá rối anh em, và muốn làm xáo trộn Tin Mừng của Đức Ki-tô đó thôi. 8 Nhưng nếu có ai, kể cả chúng tôi, hoặc một thiên thần nào từ trời xuống, loan báo cho anh em Tin Mừng khác với Tin Mừng chúng tôi đã loan báo cho anh em, thì xin Thiên Chúa loại trừ kẻ ấy đi! 9 Như tôi đã nói, và nay tôi xin nói lại: nếu có ai loan báo cho anh em một Tin Mừng khác với Tin Mừng anh em đã lãnh nhận, thì xin Thiên Chúa loại trừ kẻ ấy đi! 10 Vậy, giờ đây tôi tìm cách lấy lòng người đời, hay lấy lòng Thiên Chúa? Phải chăng tôi tìm cách làm đẹp lòng người đời? Nếu tôi còn muốn làm đẹp lòng người đời, thì tôi không phải là tôi tớ của Đức Ki-tô.

26  4/ Đối Tượng & Mục Tiêu:  Trong Mat 15:24 “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-en mà thôi." (Nhưng lời xin của bà mẹ: chó ăn mảnh vụn từ bàn…)  Trong Mat 28:19 “đi và làm cho muôn dân thành môn đệ, rửa cho họ nhân danh Cha, Con, Thánh Thần…”  Đối tượng? Mọi người.. Nhưng không là CON SỐ  1 Cor 1:17 “Quả vậy, Đức Ki-tô đã chẳng sai tôi đi làm phép rửa, nhưng sai tôi đi rao giảng Tin Mừng”

27  Hai mục đích rõ ràng:  1/ “Để bằng mọi cách cứu được một số người.”  2/ Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó

28  Gương Chúa Giêsu  Gương Thiên Chúa

29 “Chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời, là Đức Giê-su, Con Thiên Chúa. Vậy chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng đức tin. 15 Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội.” (Heb 4:14- 15)

30 1. “Thử thách về mọi phương diện” a. Đức Giêsu mang nhân tính (có xác-hồn) có khả năng tư duy, ăn năn, và thay đổi. b. Nhân tính trong Đức Giêsu Kitô liên kết mọi thụ tạo (hữu hình và vô hình) theo kế hoạch TC (Teihard de Chardin). c. Qua Đức Kitô, mọi thụ tạo được kết hợp với Thiên Chúa.

31 1. “Nhưng không phạm tội”: Không chỉ de facto mà de jure. a. Vì không thể phạm tội, và không có khả năng phạm tội (nghịch lại nhị tính liên hợp – hypostasis union - căn tính Thiên Chúa) (St. P. Lombard, St. Bonaventure, St. Thomas Aquinas…) b. Vì có “vinh phúc trực quan – beatific vision” (Scotus). c. “Tội” không là bản thể “nhân tính” (Damascene). d. Tự do thật sự là lựa chọn vượt trên chính mình hướng đến Tình Yêu (Chúa Ba Ngôi là một ví dụ). Vì thế, tự do không là điều kiện đến từ “chọn tội.”

32 1. “Thử thách – Cám Dỗ” thật và “Tội” a. Cám dỗ thật sự, tự nó ẩn chứa sự sai trái (luân lý). b. Nếu Chúa Giêsu có “cám dỗ thật”, làm sao cắt nghĩa điều kiện “không thể phạm tội de jure”? - Với nhân thức, Đức Giêsu không nhận thức đầy đủ (full consciousness) mình “không thể phạm tội”, và như thế cám dỗ mới thật sự đúng nghĩa. - Tính bất khả thi siêu hình (metaphysical impossibility) không ngăn cản tính tâm lý và tri thức luận (psychological and epistemological possibility) của khả năng “bị cám dỗ”.

33 Tóm: Đức Giêsu Cảm thông mọi đau khổ ta. Nhưng không phạm tội - không đồng hoá như ta.

34 Thiên Chúa Không Đau Khổ (= Không Cảm Thông) 1. Triết Hi Lạp Plato, Aristotle… đến Thomas Aquinas: Thiên Chúa không thay đổi (impassibility). 2. Tình Yêu là trọng tâm sự Cảm Thông, không phải đau khổ? 3. Nhưng dù thương con người, liệu Thiên Chúa có cảm thông đau khổ với con người?

35 Thiên Chúa Chịu Đau Khổ (= Cảm Thông) Trong Cựu Ước, Thiên Chúa gần gũi và chia sẻ với con người (không phải với thần học hay triết lý, mà kinh nghiệm cuộc sống – với 4 đặc tính: - Chỉ thờ Một Thiên Chúa. - Ngài là Đấng Cứu Chuộc. - Ngài là Đấng Tạo Dựng. - Ngài là Đấng Thánh.

36  Thiên Chúa trong Cựu Ước gần gũi với con người:  Thiên Chúa hối hận vì tạo dựng con người (Gen 6:6-7) và đặt Saul làm vua (1 Sam 15:11,35).  Thiên Chúa rút lại hình phạt dân Ninivê (Jonah 4:2) và dân Israel vì họ ăn năn (Exo 32:14).  Thiên Chúa thay đổi ý định (Num 23:9, Ps 110:4, 132:11, Eze 24:14).

37 Thiên Chúa Chịu Đau Khổ (= Cảm Thông) G. F. Hegel và Process Philosophy (ontology philosophy của M. Heidegger). Chiến tranh thế giới II và cuộc diệt chủng người Do Thái. Thiên Chúa Chịu Đóng Đinh (J. Moltmann). Đức Giêsu Kitô, hiện thân của Thiên Chúa, Đấng Cảm Thông (Heb 4:15). Khi Con chết, Cha cùng “chết” với con.

38 Tóm: Thiên Chúa Cảm thông nỗi đau khổ con người. Không bỏ rơi con người (vì kết quả đến từ giao ước, từ Tình Yêu của Thiên Chúa). Thiên Chúa trở nên con người cho người trở nên thần thánh (Irenaeus)

39  Tông Đồ tính: được kêu gọi chứ không tự mình (1 Thes 2:7b-8,11-12).  Giảng “Tin Mừng của Thiên Chúa” hay “Tin Mừng Đức Kitô” (2 Cor 11:7; Gal 1:6-7) chứ không của mình như bị cáo gian ở Galata và Corintô.  Quan tâm đến Tin Mừng và Ơn Cứu Rỗi cho đoàn chiên.  Là thầy dạy (teaching), giảng thuyết (preaching).  Dù giàu lòng thương, Phaolô không đi ngược Tin Mừng.

40  “Phải chăng chỉ có tôi và anh Ba-na-ba không có quyền được miễn lao động?” (1 Cor 9:7)  Phaolô tự kiếm sống bằng nghề làm lều (Acts 18:1-3)  Không là gánh nặng cho người khác “Thưa anh em, hẳn anh em còn nhớ nỗi khó nhọc vất vả của chúng tôi: đêm ngày chúng tôi đã làm việc để khỏi thành gánh nặng cho một người nào trong anh em, suốt thời gian chúng tôi loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa cho anh em.” (1 Thes 2:9)

41  Hợp Tác mục Vụ  Phaolô có nhiều “coworkers - cộng tác viên” hay “đồng sự”, cả nam và nữ.  Trong 13 thư, có tên 90 người cộng sự; có người có gia đình như Priscilla và Aquila; có người trẻ hơn như Timothy và Titus.  Phaolô nhắc đến nhiều đặc sủng, nhưng một thần khí (1 Cor 12:4).  Có khi Phaolô chăm sóc cộng đoàn đã được người khác lập (như Colossae), hay để cho người khác lo cộng đoàn Ngài đã lập (Galat, Corintô, Ephesô).  Mối lo hàng đầu: sợ chia rẽ; nhắc nhiều đến việc này (1 Cor 14:12).

42  7 yếu tố cần thiết: 1. Kết hợp mật thiết với Chúa Kitô. 2. Gần gũi với giáo dân: “mục tử sống với mùi của chiên” 3. Quyền bính cần gắn liền với phục vụ, nhất là bênh vực người nghèo, cô thế…. 4. Phải là người của “Lòng Thương Xót” 5. Sống đơn giản - cảm thông với người dân. 6. Thanh liêm, không quan liêu (clericalism) 7. Là nguồn phúc cho giáo dân (source of blessings)

43  “Họ là người Híp-ri ư? Tôi cũng vậy! Họ là người Ít-ra-en ư? Tôi cũng vậy! Họ là dòng giống Áp-ra-ham ư? Tôi cũng vậy! 23 Họ là người phục vụ Đức Ki-tô ư? Tôi nói như người điên: tôi còn hơn họ nữa! Hơn nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết. 24 Năm lần tôi bị người Do-thái đánh bốn mươi roi bớt một; 25 ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! 26 Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em……Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên?

44  30 Nếu phải tự hào, thì tôi sẽ tự hào về những yếu đuối của tôi. 31 Thiên Chúa, Đấng đáng chúc tụng muôn đời, là Cha của Chúa Giê-su, biết rằng tôi không nói dối. 32 Tại Đa-mát, tổng đốc của vua A-rê-ta đã cho lính canh gác thành để bắt tôi. 33 Nhưng người ta đã cho tôi vào một cái thúng, rồi thòng qua cửa sổ dọc theo tường thành. Thế là tôi thoát khỏi tay ông ta.”

45  Có phong trào so sánh Jesus với Socrates.  Socrates đối diện cái chết bình thản, chấp nhận phán quyết của Toà, không sợ chết, và nhắm đời sau: tự uống độc dược chết.  Jesus tỏ ra sợ, khiếp, đổ mồ hôi máu… tìm an ủi nơi bạn bè, tìm cách tránh né nhưng cuối cùng chấp nhận chết một mình và trong thanh vắng.  Có phải Jesus yếu đuối hơn Socrates?  Hay Socrates là một triết gia vĩ đại.  Còn Jesus là một tư tế (linh mục) đúng nghĩa?

46  Là linh mục, ta dâng Thánh Lễ, hiến tế Thân Thể Chúa Kitô….thân thể thương tích.  Ta tự hào về yếu đuối? Vì (1) cho ta cảm thông cách sâu sắc với tha nhân… (2) và cho TC có cơ hội biến đổi ta trong cái yếu đuối của mình khi ta đặt tin tường trong Ngài.  Paul: “Nhưng Người quả quyết với tôi: "Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối." Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi. 10 Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh.” (2 Cor 12:9-10).

47  The Wounded Healer cúa Henri J. M. Nouwen  Linh mục trong thời đại nguyên tử.  Linh mục trong thế giới tuyệt vọng.  Linh mục trước thế hệ mất gốc.  NHƯNG Linh mục mang thương tích chữa lành cho người khác.

48  Linh Mục: Khuôn Mặt của Lòng Thương Xót (được chọn cho mục đích cụ thể của năm thánh)  Chúa Giêsu là hiện thân của Lòng Thương Xót TC Cha.  Linh Mục là hiện thân Lòng Thương Xót của Chúa Giêsu,  Mục Tử chăm sóc đoàn chiên… băng bó chiên bị thương, tìm kiếm chiên lạc, tìm đồng cỏ và suối nước cho chiên, vác chiên về… “vì chiên của Ta”  Trở nên Mọi Sự cho Mọi Người vì Tin Mừng và Vì Ơn Cứu Rỗi.

49  Trở nên mọi sự cho mọi người theo gương:  Thánh Phaolô: Tin Mừng là trọng tâm.  Chúa Giêsu Kitô: Vì sự sống của người khác.  ĐGH Phanxicô: Là Mục Tử sống với đàn chiên.  Chia Sẻ…


Download ppt "Mat. Nguyễn K. Hy, P.S.S. 28-10-2015.  Bối Cảnh Đoạn Kinh Thánh  Gương Phaolô  Gương Chúa Giêsu Kitô  Linh Mục với ĐGH Phanxicô."

Similar presentations


Ads by Google