Presentation is loading. Please wait.

Presentation is loading. Please wait.

TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG Khoa CNTT, ĐH SP HN.

Similar presentations


Presentation on theme: "TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG Khoa CNTT, ĐH SP HN."— Presentation transcript:

1 TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG Khoa CNTT, ĐH SP HN

2 NỘI DUNG Phần 1. Kiến thức chung (4LT + 3TH)
Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Hệ điều hành Windows Chương 3: Internet và Tìm kiếm thông tin trên Internet Phần 2: Kiến thức cho khối B (11LT + 22TH) Chương 4: Winword Chương 5: Excel 11/26/2018

3 TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Tin học Đại cương, Hồ Sĩ Đàm, NXB Đại học Quốc Gia Các sách về Tin học đại cương của NXB Giao thông vận tải và của một số trường ĐH khác có bán ở các hiệu sách. Đọc thêm [1] M. E. Kabay, PhD (2008), CISSP-ISSMP Program Director, "A Brief History of Computer Crime: An Introduction for Students", MSIA School of Graduate Studies Norwich University. [2] Computer Virus Strategies and Detection Methods (Essam Al Daoud, Iqbal H. Jebril and Belal Zaqaibeh) 11/26/2018

4 ĐÁNH GIÁ – CHO ĐIỂM Chuyên cần (10%)
Không nghỉ học quá 20% Chuẩn bị bài + thái độ học tập Kiểm tra giữa môn (Mid-term) (30%) Thi hết môn (60%) Chú ý: điều kiện được dự thi hết môn: điểm chuyên cần 10, điểm kiểm tra giữa môn trên 3. 11/26/2018

5 1. Công nghệ thông tin là gì? 2. Phần cứng (hardware)
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Công nghệ thông tin là gì? 2. Phần cứng (hardware) 3. Phần mềm (Software) 4. Mạng máy tính 5. Bảng mã Unicode và bộ gõ tiếng Việt 6. Virus máy tính, cách phòng tránh và diệt 11/26/2018

6 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU Công nghệ thông tin là gì?
1.1. Khái niệm thông tin và dữ liệu Thông tin là sự hiểu biết của con người về một sự kiện, một hiện tượng nào đó thu nhận được qua nghiên cứu, trao đổi, nhận xét, học tập, truyền thụ, cảm nhận.... Dữ liệu chính là các thông tin được đưa vào máy tính sao cho máy tính có thể nhận biết và xử lí được các thông tin đó. 11/26/2018

7 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU Công nghệ thông tin là gì?
1.2. Các tên gọi của Tin học Khoa học máy tính (Computer Sicence) Khoa học tính toán Tin học (Informatics) Khoa học thông tin Khoa học và công nghệ thông tin Công nghệ thông tin (Technology) 11/26/2018

8 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU Công nghệ thông tin là gì? 1.3. Khái niệm Định nghĩa 1 CNTT là ngành khoa học về thông tin và các hệ thống xử lý thông tin bằng công nghệ máy tính và truyền thông. Định nghĩa 2 CNTT (Tin học) là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. 11/26/2018

9 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU Công nghệ thông tin là gì?
1.4. Phân tích khái niệm Là ngành khoa học độc lập. a) Đối tượng: Hệ thống xử lí thông tin b) Phương pháp: Kết hợp 3 yếu tố: Lý thuyết Thực nghiệm Công nghệ 11/26/2018

10 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU Công nghệ thông tin là gì? c) Các khối kiến thức
Kiến trúc máy tính Các Hệ điều hành (HĐH) Các thuật toán và cấu trúc dữ liệu Các ngôn ngữ và phương pháp lập trình Cơ sở dữ liệu (CSDL) và tìm kiếm thông tin Tính toán số và kí hiệu Trí tuệ nhân tạo và người – máy Công nghệ phần mềm Các vấn đề đạo đức xã hội của CNTT 11/26/2018

11 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 2. Phần cứng máy tính
2.1. Khái niệm: Phần cứng máy tính là các bộ phận của máy tính và thiết bị kết nối 2.2. Sơ đồ kiến trúc của MTĐT Các thuật ngữ tiếng Anh Store Memory: Hard Disk, CD, DVD, Flash Device, USB ROM, RAM CU, CPU, ALU INPUT OUTPUT Thiết bị vào Bộ nhớ ngoài Thiết bị ra Bộ xử lí trung tâm Bộ điều khiển Bộ số học/logic Bộ nhớ trong 11/26/2018

12 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 2. Phần cứng máy tính 2.2. Xử lý thông tin Xử lý
Thông tin vào Mã hóa Thông tin ra Giải mã Xử lý 11/26/2018

13 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 3. Phần mềm máy tính: Giới thiệu 3.1. Khái niệm
Phần mềm máy tính là chương trình hoặc hệ chương trình máy tính. Phân loại phần mềm máy tính Phần mềm hệ thống (PMHT): các chương trình cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình khác. Phần mềm ứng dụng (PMUD): các chương trình máy tính giải quyết các công việc cụ thể. 11/26/2018

14 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 3. Phần mềm máy tính: Hệ điều hành
a) Khái niệm HĐH Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các chương trình, quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu. b) Một số hệ điều hành thông dụng MS- DOS: được sử dụng rộng rãi vào những năm 80. Windows: là hệ điều hành được dùng phổ biến hiện nay. Unix, Mac: đang ngày càng phổ biến hiện nay. 11/26/2018

15 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 3. Phần mềm máy tính: Hệ điều hành
d) Một số khái niệm cơ bản của Hệ điều hành Tệp (file) Khái niệm Quy định đặt tên Phân loại tệp Các thuộc tính khác. Thư mục (folder): là đơn vị tổ chức lưu trữ các tệp trên đĩa. Các thao tác với tệp và thư mục. 11/26/2018

16 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 3. Phần mềm máy tính: Phần mềm ứng dụng
Phân loại phần mềm ứng dụng Phần mềm ứng dụng thông thường: thiết kế dựa trên các yêu cầu chung của người dùng, ví dụ MS Word, Excel, IE, FF, Auto Cad, Real Player, ... Phần mềm công cụ: Chúng hỗ trợ tạo ra các sản phẩm phần mềm, ví dụ các chương trình phát hiện và sửa lỗi trong lập trình (trình Debug) Phần mềm tiện ích: Chúng giúp cho người dùng làm việc với máy tính thuận lợi, ví dụ: các phần mềm sao chép dữ liệu, sửa chữa đĩa hỏng, tìm và diệt virus. 11/26/2018

17 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 4. Mạng máy tính 4.1. Khái niệm mạng máy tính
Mạng máy tính là một hệ thống bao gồm 3 thành phần: Các máy tính Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính. Phân tích khái niệm Mạng máy tính phải cho phép trao đổi thông tin và chia sẻ tài nguyên trên mạng Các thiết bị mạng như Card mạng, dây nối mạng (cable) và các giắc cắm (jumper), Modem, Hub, Switch, Repeater, Router, ... 11/26/2018

18 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 4. Mạng máy tính 4.2. Phân loại mạng máy tính:
Theo phạm vi địa lý: Mạng cục bộ (LAN- Local Area Network) Mạng diện rộng (WAN- Wide Area Network) Theo môi trường kết nối: Mạng không dây; Mạng có dây Theo vai trò nhiệm vụ của các máy trên mạng Mô hình ngang hàng (Peer- to- Peer) Mô hình khách chủ (Client- Server) Theo kiến trúc mạng: Mạng hình bus, hình sao, hình tròn. 11/26/2018

19 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 5. Bảng mã Unicode và bộ gõ tiếng Việt
5.1. Tại sao lại cần đến bảng mã Unicode Thông tin trong máy tính điện tử phải được mã hóa theo cách mà máy tính lưu trữ và xử lý được: dãy bit. Thông tin dạng văn bản được mã hóa theo các chuẩn chung. Một chuẩn phổ biến là bảng mã ASCII: mã hóa được 256 kí tự. Để mã hóa được các bảng mã của nhiều nước trên thế giới, có nhiều hơn 256 (=28) kí tự, cần các bộ mã khác. Bộ mã phổ biến là Unicode: mã hóa được (=216) ký tự. 11/26/2018

20 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 5. Bảng mã Unicode và bộ gõ tiếng Việt
Khái niệm bộ gõ tiếng Việt: Là chương trình điều khiển cho phép máy tính nhận đúng mã kí tự tiếng Việt được nhập từ bàn phím. Bộ gõ tiếng Việt hiện nay: Vietkey, Unikey. Các kiểu gõ tiếng Việt: Telex, VNI. Các bộ mã tiếng Việt: Dựa trên bộ mã ASCII: TCVN 3 (hay ABC) và VNI Dựa trên bộ mã Unicode Các bộ phông chữ Việt: .VnTime, VNI-Times, Time New Roman 11/26/2018

21 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 5. Bảng mã Unicode và bộ gõ tiếng Việt
Giới thiệu bộ gõ tiếng Việt Unikey 11/26/2018

22 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 6. Virus máy tính, cách phòng tránh và diệt
6.1. Khái niệm virus máy tính Một virus máy tính là một chương trình máy tính hay đoạn mã "lây nhiễm" lên một file thực thi. Sau khi lây nhiễm, các file thực hiện theo một chức năng vô hại hoặc có hại như hiển thị một thông điệp lành tính trên màn hình, xóa một số hoặc tất cả các file trên ổ cứng, thay đổi các tập tin dữ liệu. Hai đặc điểm chính của một virus máy tính Chạy tập tin thực thi nhiễm virus sẽ sinh ra một bản sao mới của nó bằng cách tự gắn nó vào các file thực thi. Virus gây hại chỉ sau khi nó đã bị nhiễm một tập tin thực thi và file thực thi phải được chạy 11/26/2018

23 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 6. Virus máy tính, cách phòng tránh và diệt
6.2. Phân biệt các khái niệm : virus, worm computer và Trojan horse Virus vs. worm computer: - Virus lây nhiễm trong một tập tin thực thi, trong khi một worm là một chương trình độc lập, tự phát tán qua . - Virus đòi hỏi hành động của con người để lan truyền trong khi một worm lan truyền tự động. Virus & worm computer vs. Trojan horse: - Trojan Horse là một chương trình độc lập do người dùng chủ động dùng, nó không có khả năng tái tạo như virus và sâu. Chú ý: Đối với hầu hết virus hoặc sâu, có thể mang lại hậu quả gây hại giống nhau. Biến thể của sâu có thể là một loại virus. Phiên bản nâng cấp của Trojan có thể biến nó giống như virus hoặc sâu. 11/26/2018

24 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 6. Virus máy tính, cách phòng tránh và diệt
6.3. Các khái niệm liên quan Bomb logic Spyware Adware Ransomware Backdoor Botnet, bots, zoombie Phishing Rootkit Spam Malware 11/26/2018

25 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 6. Virus máy tính, cách phòng tránh và diệt
a) Sử dụng phần mềm diệt virus Khái niệm phần mềm diệt virus: tính năng phát hiện, loại bỏ các virus máy tính, khắc phục (một phần hoặc hoàn toàn) hậu quả của virus gây ra và có khả năng được nâng cấp để nhận biết các loại virus trong tương lai. Ký thuật phát hiện: quét và so sánh với mẫu virus trong CSDL; nhận dạng hành vi đáng ngờ; kiểm soát liên tục. Ưu điểm: khả năng nhận biết nhiều loại virus máy tính; cần liên tục cập nhật dữ liệu để phần mềm đó luôn nhận biết được các virus mới. 11/26/2018

26 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 6. Virus máy tính, cách phòng tránh và diệt
Some of Anti-virus softwares 11/26/2018

27 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 6. Virus máy tính, cách phòng tránh và diệt
b) Sử dụng tường lửa Khái niệm tường lửa (Firewall) là một kỹ thuật kiểm soát các thông tin vào/ra máy tính; cảnh báo hành động kết nối ra Internet của phần mềm độc hại đã được cài vào máy tính; ngăn chặn các kết nối đến không mong muốn để giảm nguy cơ bị “nhìn trộm” máy tính ngoài ý muốn hoặc bị cài đặt vào các chương trình độc hại. Phần cứng tường lửa thực hiện thông qua một modem có chức năng dựng tường lửa. Phần mềm tường lửa: HĐH Windows ngày được tích hợp sẵn tính năng tường lửa bằng phần mềm; các phần mềm của hãng thứ ba thường làm việc tốt hơn và tích hợp nhiều công cụ hơn; 11/26/2018

28 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 6. Virus máy tính, cách phòng tránh và diệt
c) Cập nhật các bản sửa lỗi của hệ điều hành HĐH Windows luôn luôn bị phát hiện các lỗi bảo mật chính bởi sự thông dụng của nó, tin tặc có thể lợi dụng các lỗi bảo mật để chiếm quyền điều khiển hoặc phát tán virus và các phần mềm độc hại. Người sử dụng luôn cần cập nhật các bản vá lỗi của Windows thông qua trang web Microsoft Update (cho việc nâng cấp tất cả các phần mềm của hãng Microsoft) hoặc Windows Update (chỉ cập nhật riêng cho Windows). Cách tốt nhất hãy đặt chế độ nâng cấp (sửa chữa) tự động (Automatic Updates) của Windows. Tính năng này chỉ hỗ trợ đối với các bản Windows mà Microsoft nhận thấy rằng chúng hợp pháp. 11/26/2018

29 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 6. Virus máy tính, cách phòng tránh và diệt
d) Vận dụng kinh nghiệm sử dụng máy tính Phát hiện sự hoạt động khác thường của máy tính: sự ổn định, tốc độ làm việc; phản ứng kết nối. Nếu nghi ngờ: cập nhật phần mềm diệt virus hoặc thử sử dụng một phần mềm diệt virus khác để quét toàn hệ thống. Kiểm soát các ứng dụng đang hoạt động: Task Manager, ProcessViewer để biết phiên làm việc nạp các ứng dụng nào, chiếm lượng bộ nhớ, CPU bao nhiêu, tên tệp hoạt động là gì. Loại bỏ một số tính năng của hệ điều hành có thể tạo điều kiện cho sự lây nhiễm virus: autorun (CD, USB). Dùng TWEAKUI hoặc sửa đổi Registry. 11/26/2018

30 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 6. Virus máy tính, cách phòng tránh và diệt
e) Bảo vệ dữ liệu máy tính Sao lưu dữ liệu theo chu kỳ ra một nơi an toàn như: các thiết bị nhớ mở rộng (ổ USB, ổ cứng di động, CD, DVD. Tạo các dữ liệu phục hồi cho toàn hệ thống không dừng lại các tiện ích sẵn có của hệ điều hành (ví dụ System Restore của Windows XP) mà có thể cần đến các phần mềm của hãng thứ ba, ví dụ tạo các bản sao lưu hệ thống bằng các phần mềm ghost, các phần mềm khác để tạo ảnh ổ đĩa hoặc phân vùng ổ đĩa. 11/26/2018

31 CHƯƠNG 2. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
NỘI DUNG CHƯƠNG 2 1. Lịch sử phát triển 2. Các thành phần cơ bản của Windows 3. Làm việc với Windows Explorer 4. Làm việc với Control Panel 5. Bảo mật trong Windows 11/26/2018

32 CHƯƠNG 2. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
1. Lịch sử phát triển 1983, MS-DOS ra đời viết cho PC của IBM (1981) 1985, mở rộng MS-DOS thành HĐH Windows 1.0; 1987, V2.x ra đời chạy chế độ thực và mở rộng HMA. Sau đó là V3.0 cho phép các cửa sổ làm việc chồng lên nhau. 1992: Windows 3.1, và V3.1x (1993): sửa lỗi và hỗ trợ đa phương tiện 11/26/2018

33 CHƯƠNG 2. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
1. Lịch sử phát triển (tiếp) 1995: Windows NT WorkStation: HĐH 32bit và quản lý các tệp tin NTFS; Windows 95: giao diện đồ họa đầy đủ, hỗ trợ giao thức: TCP/IP, mạng dial-up, và Plug/Play. 1996: Windows NT 4.0 nâng cấp Windows 95 về độ bảo mật. Bản Server cài đặt cho máy chủ 1998: Windows 98 nâng cấp Windows 95 để thiết kế cho người tiêu dùng. 11/26/2018

34 CHƯƠNG 2. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
1. Lịch sử phát triển (tiếp) 2000: Windows 2000: nâng cấp bản NT máy trạm, thay thế W95,W98; Windows Me thiết kế cho người dùng máy tính tại nhà, hỗ trợ nhiều tính năng cho người tiêu dùng về âm nhạc, video, nâng cấp các home networking. 2001: Windows XP giữ lại nền tảng của Windows 2000 viết cho cho máy tính để bàn, nâng cao độ tin cậy, bảo mật và hiệu suất cao, cải thiện giao diện, hỗ trợ máy tính từ xa, mã hóa tập tin hệ thống, phục hồi và các tính năng mạng cao cấp. 11/26/2018

35 CHƯƠNG 2. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
1. Lịch sử phát triển 2003: Windows 2003: (W2k) cải tiến của bản 2000. 2006: Windows Vista: chú trọng giao diện và bảo mật. 2009: Windows 7: cải tiến Vista, cung cấp công nghệ "multitouch". 11/26/2018

36 CHƯƠNG 2. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
2. Các thành phần cơ bản của HĐH Windows Cửa sổ và các thành phần cửa sổ Biểu tượng Hệ thống các hộp hội thoại (Dialog Box) Hệ thống menu Start Thanh tác vụ Task bar Menu động (dynamic menu, shortcut menu, context menu) 11/26/2018

37 CHƯƠNG 2. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
3. Làm việc với Windows Explorer Quan sát thông tin Xem thông tin chung về cấu hình máy; về các ổ đĩa và các thiết bị kết nối với máy tính; Các cách hiện thị danh mục các thư mục con và các tệp. Tổ chức thông tin: đổi tên, tạo lập, xóa tệp và thư mục sao chép, di chuyển tệp và thư mục Folder Options 11/26/2018

38 CHƯƠNG 2. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
4. Làm việc với Control Panel a) Giới thiệu tổng quan về Control Panel 11/26/2018

39 CHƯƠNG 2. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
4. Làm việc với Control Panel b) Quản lý người dùng 11/26/2018

40 CHƯƠNG 2. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
4. Làm việc với Control Panel c) Quản lý các chương trình ứng dụng 11/26/2018

41 LUYỆN TẬP Bài tập 1 1. Tạo một cây thư mục như sau:
2. Sao chép tệp VD.doc sang thư mục HOA và đổi tên thành Vd1.doc 3. Đổi tên thư mục “Dai so” thanh “Hinh hoc” 4. Xóa thư mục TOAN. 5. Tạo biểu tượng của chương trình Word trên màn hình. SACH TOAN Dai so VD.doc HOA 11/26/2018

42 CHƯƠNG 3. INTERNET VÀ TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET
NỘI DUNG CHƯƠNG 3 Internet là gì? Thông tin và cách tìm kiếm thông tin Một số máy tìm kiếm thông tin Một số kịch bản tìm kiếm thông tin 11/26/2018

43 2. MẠNG INTERNET 1. Internet là gì?
Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. Internet đảm bảo cho mọi người khả năng truy cập đến nhiều nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, truyền tệp, thư điện tử và nhiều khả năng khác nữa. 11/26/2018

44 2. MẠNG INTERNET Kết nối Internet bằng cách nào?
Sử dụng môđem qua đường điện thoại Sử dụng đường truyền riêng Một số phương thức kết nối khác: ADSL, Wi -Fi, qua truyền hình cáp 11/26/2018

45 3. MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN 2. Thông tin và cách tìm kiếm thông tin
a) Tổ chức thông tin Dưới dạng siêu văn bản: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và các liên kết tới các siêu văn bản khác. Trên Internet, mỗi siêu văn bản được gán một địa chỉ truy cập tạo thành một trang web. Website gồm một hoặc nhiều trang web trong hệ thống WWW (World Wide Web) được tổ chức dưới một địa chỉ truy cập. Trang chủ (Homepage) của 1 website là trang web được mở ra đầu tiên khi truy cập website đó. 11/26/2018

46 3. MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN b) Truy cập thông tin Truy cập trang Web
Phải sử dụng trình duyệt Web: Internet Explorer, FireFox, Safari, Opera... Trình duyệt Web là chương trình giúp người dùng giao tiếp với hệ thống WWW: truy cập trang Web, tương tác với các máy chủ trong hệ thống WWW và các tài nguyên khác của Internet. Ba bước truy cập trang web Bước 1: Mở trình duyệt Web: Ví dụ Internet Explorer Bước 2: Gõ địa chỉ trang Web vào thanh địa chỉ (Address) Bước 3: Nhấn Enter hay kích chuột vào nút Go. 11/26/2018

47 3. MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN c) Tìm kiếm thông tin trên Internet
Sử dụng máy tìm kiếm Bước 1: Gõ địa chỉ của website tương ứng vào ô địa chỉ của trình duyệt rồi nhấn Enter Bước 2: Gõ từ hoặc cụm từ cần tìm kiếm vào ô Tìm kiếm (Search) rồi nhấn Enter. Bước 3: Mở các trang web tìm kiếm được để kiểm tra 11/26/2018

48 3. MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN 3. Một số máy tìm kiếm thông tin
Các máy tìm kiếm - Search Engine Google: Yahoo: Bing Các website khác: MSN: Answers.com Wikipedia.org, ... 11/26/2018

49 3. MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN 3. Một số máy tìm kiếm thông tin
Máy tìm kiếm Google.com 11/26/2018

50 3. MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN 3. Một số máy tìm kiếm thông tin
Máy tìm kiếm Yahoo.com 11/26/2018

51 3. MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN 3. Một số máy tìm kiếm thông tin
Máy tìm kiếm Bing.com 11/26/2018

52 3. MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN 3. Một số máy tìm kiếm thông tin
Máy tìm kiếm Answers.com 11/26/2018

53 3. MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN 3. Một số máy tìm kiếm thông tin
Máy tìm kiếm Wikipeadia.org 11/26/2018

54 5. TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET
4. Một số kịch bản tìm kiếm thông tin Ví dụ Máy tìm kiếm Google.com 11/26/2018

55 5. TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET
Tìm kiếm một cụm từ cụ thể Ghi cụm từ cần tìm trong dấu “”. Ví dụ: viết “trường Đại học Sư phạm” thì Google sẽ tìm kiếm tất cả các trang có chứa cụm từ trường Đại học Sư phạm. Tìm kiếm nhóm từ Dùng dấu + để tìm một nhóm từ liên quan nhưng không liền nhau. Ví dụ: Viết “Khoa CNTT” + “trường Đại học Sư phạm” thì Google sẽ tìm kiếm tất cả các trang về Khoa CNTT trường Đại học Sư phạm. 11/26/2018

56 5. TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET
Tìm kiếm định nghĩa về từ gì define: “từ khóa cần tìm”. VD: define: “multimedia” Tìm kiếm theo dạng file filetype: doc “từ khóa cần tìm”. VD: filetype: doc “TinHoc” 11/26/2018

57 HẾT PHẦN 1 Thank you!


Download ppt "TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG Khoa CNTT, ĐH SP HN."

Similar presentations


Ads by Google