Presentation is loading. Please wait.

Presentation is loading. Please wait.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CLB CHUYÊN NGÀNH THÚ Y

Similar presentations


Presentation on theme: "TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CLB CHUYÊN NGÀNH THÚ Y"— Presentation transcript:

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CLB CHUYÊN NGÀNH THÚ Y
Đề tài: Bệnh tụ huyết trùng gia cầm (Pasteurellosis avium) Nhóm thực hiện: Nhóm Gia Cầm – TYA53 Hà Nội, tháng 9 năm 2010 16/03/2017

2

3 Danh sách thành viên nhóm GC – TYAK53
16/03/2017 Lương Quốc Hưng Nhóm trưởng Ngô Mai Hương. Phan Tiến Trường Giang. Ngô Thị May. Trịnh Thị Ngọc Anh. Nguyễn Thị Nga. Phạm Huyền Trang. Nguyễn Thị Quỳnh. Đỗ Thị Thu Đinh Thị Kiều Dung

4 Pasteurella avium Mục lục Đặc điểm chung Mầm bệnh Truyền nhiễm học
Triệu chứng Bệnh tích Chẩn đoán Phòng bệnh Điều trị Pasteurella avium

5 1. Đặc điểm chung Bệnh tụ huyết trùng gia cầm là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính của loài gia cầm do VK Pasteurella aviseptica( thuộc loài Pasteurella multocida) gây ra. Bệnh xảy ra trên khắp thế giới, tuy nhiên bệnh ở vùng nhiệt đới xảy ra trầm trọng hơn so với ở vùng ôn đới, mỗi năm gây thiệt hại khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Ở nước ta bệnh chủ yếu xảy ra vào vụ hè thu gây chết nhiều gia cầm nuôi tập trung cũng như nuôi trong gia đình.

6 2. Mầm bệnh P. multocida tồn tại rộng rãi trong tự nhiên đặc biệt nó ký sinh ở niêm mạc đường hô hấp, đường tiêu hóa. VK này gây bệnh khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Bệnh THT gia cầm chủ yếu do P. multocida type A và D gây nên.( KN K và O) Ngoài ra còn có một số loài P. multocida khác cũng gây ra bệnh như: P. anatipestifer thường gây bệnh cho vịt.

7 Mối quan hệ giữa KN và bệnh ở GS( Carter – Heddleston)
Type KN vỏ K Type KN thân O Serotype Bệnh A 1 A:1 Bệnh THT gà 3 A:3 4 A:4 5 A:5 6 A:6 7, 8, 9, 10 A:7, A:8, A:9, A:10 12, 13, 14, 15 A:12, A:13, A:14, A:15 16 A:16 Bệnh THT gà tây D 11 D:11 Viêm teo mũi lợn

8 3. Truyền nhiễm học 3.1. Loài mắc bệnh
Trong tự nhiên, tất cả các loài GC đều cảm thụ Gà và vịt thường bị bệnh nặng; ngan, ngỗng, gà tây cũng rất mẫn cảm. Bệnh càng nặng với những đàn gia cầm có số lượng lớn. Các loài chim hoang dã như chim sẻ, chim ri, bồ câu, chim cu, quạ cũng mắc bệnh. Bệnh ở gia cầm có thể lây sang các loài gia cầm khác. Lứa tuổi: bệnh hay gặp ở gia cầm lớn, con non ít bị. Trên gà, bệnh thường xảy ra nặng nhất trong giai đoạn 1 – 3 tháng tuổi.

9 3.2. Phương thức truyền lây Bệnh lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe hoặc gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị ô nhiễm vi khuẩn cường độc. Các chất thải của gia cầm bệnh và việc mổ thịt bừa bãi hoặc bán chạy gia cầm ốm đều làm cho bệnh lây lan mạnh Trường hợp bệnh có thể tự phát trong đàn gia cầm, do VK thường kí sinh trong cơ thể của gia cầm khỏe, bình thường, giữa cơ thể gia cầm và VK có trạng thái cân bằng sinh học nhưng do những ảnh hưởng ngoại cảnh, hoặc các biến đổi bên trong cơ thể làm sức đề kháng của gia cầm giảm sút, VK kí sinh tăng cường độc lực, xâm nhập vào máu và phủ tạng con ốm để gây bệnh.

10 3.2. Phương thức truyền lây Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự phát bệnh bao gồm: dinh dưỡng; vệ sinh chăm sóc; mật độ vật nuôi; môi trường: chuồng nuôi, bãi chăn thả; đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột làm gia cầm bị cảm nóng hoặc cảm lạnh, miền Bắc Việt Nam bệnh hay xảy ra vào vụ hè thu khi có các trận mưa rào đột ngột hoặc các cơn gió lạnh đầu mùa. Các yếu tố bên trong cơ thể do gia cầm bị mắc các bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm hoặc đang trong thời kỳ thay lông.

11 3.3. Cơ chế sinh bệnh Căn bệnh thường ký sinh trong đường hô hấp khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, VK sẽ vào máu và gây bệnh. Nếu từ ngoài vào căn bệnh sẽ xâm nhập theo đường tiêu hóa hoặc hô hấp. Tuy nhiên quá trình diễn biến của bệnh còn phụ thuộc vào độc lực của mầm bệnh và sức đề kháng của cơ thể.

12 3.3. Cơ chế sinh bệnh Thể quá cấp tính: Nếu căn bệnh có độc lực cao, khi xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc, VK sẽ sinh sản tại chỗ rồi vào máu gây bại huyết và làm con vật chết nhanh. Thể cấp tính: Nếu căn bệnh có độc lực không cao lắm, sau khi vào cơ thể sẽ khu trú ở một cơ quan tổ chức nhất định như gan và gây nên quá trình viêm và hoại tử tại đây. Thể mạn tính: Khi VK có độc lực yếu, sau khi vào cơ thể không gây bại huyết mà chỉ khu trú ở một số tổ chức trong cơ thể và gây ra viêm hoại tử mạn tính.

13 4. Triệu chứng Thời gian nung bệnh ngắn thường từ 1 – 2 ngày, ở gà lớn có thể từ 4 – 9 ngày. Cũng có trường hợp xuất hiện triệu chứng muộn đến vài tuần sau khi chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh. Bệnh có 3 thể chính: Thể quá cấp tính. Thể cấp tính. Thể mạn tính.

14 4.1. Thể quá cấp tính Bệnh diễn biến nhanh đến nỗi không quan sát kịp triệu chứng: Nếu chú ý chỉ thấy con vật ủ rũ cao độ và sau 1 – 2 giờ lăn ra chết. Nhiều trường hợp chiều tối gà còn đi ăn, sáng ra đã chết. Gà mái nhảy lên ổ đẻ rồi nằm chết luôn tại chỗ.

15 4.2. Thể cấp tính Là thể bệnh khá phổ biến
Gia cầm bị bệnh sốt cao 430C Gà ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp. Từ mũi miệng chảy ra một chất nước nhớt có bọt lẫn máu màu đỏ sẫm, giữa thời kỳ bệnh gia cầm có thể đi ỉa phân lỏng như màu sôcôla. Con vật ngày càng khó thở, mào yếu tím bầm do tụ máu, cuối cùng con vật chết do ngạt thở.

16 4.3. Thể mạn tính Thường thấy ở cuối ổ dịch:
Thể này thường nhấn mạnh là thể mạn tính ở mào và yếm. Gà bệnh đầu tiên yếm sưng thủy thũng và đau, nơi hoại tử dần dần bị cứng lại, về sau chỗ viêm hoại tử có thể lan rộng và hình thành cục cứng tồn tại suốt đời. Con vật thường gầy còm, da bọc xương do mầm bệnh tác động vào nhiều cơ quan phủ tạng trong cơ thể.

17 Mào và yếm sưng to ở gà trống, có nhiều mủ bên trong
4.3. Thể mạn tính Mào và yếm sưng to ở gà trống, có nhiều mủ bên trong

18 4.3. Thể mạn tính Con vật có hiện tượng viêm khớp mạn tính( khớp đùi, đầu gối, cổ chân) và viêm phúc mạc mạn tính. Gà bệnh thường xuyên thải ra chất lỏng có bột màu vàng giống lòng đỏ trứng. Hiện tượng hoại tử mạn tính ở màng não có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh.

19 5. Bệnh tích. 5.1. Thể quá cấp tính.
Không có biểu hiện bệnh tích rõ, hoặc chỉ thấy sung huyết, xuất huyết ở một số cơ quan như đường hô hấp, màng tim, tim. Do bại huyết, tụ huyết nên cơ bắp tím bầm, thịt nhão. Xác chết của gà béo.

20 5.2. Thể cấp tính Xác chết vẫn béo.
Cơ bắp tím bầm, thịt nhão do bại huyết, tụ huyết. Tổ chức liên kết dưới da thấm dịch nhớt keo nhày, dễ đông. Tim sưng, xoang bao tim trương to chứa dịch thẩm xuất màu vàng do viêm ngoại tâm mạc, lớp mỡ vành tim xuất huyết. VD: cơ tim thoái hóa, có đám hoại tử khô. Phổi tụ máu, viêm phổi thùy, màu nâu thẫm, có thể chứa dịch viêm màu đỏ nhạt. Trong lòng khí, phế quản chứa nhiều dịch nhớt và bọt màu hồng. Lòng phế nang chứa đầy fibrin và hồng cầu.

21 Tim gà xuất huyết mỡ vành tim
5.2. Thể cấp tính Tim gà xuất huyết mỡ vành tim

22 Phổi gà bị tụ huyết trùng
5.2. Thể cấp tính Phổi gà bị tụ huyết trùng

23 5.2. Thể cấp tính. Gan hơi sưng, thoái hóa mỡ, trên bề mặt gan có các nốt hoại tử hay u hạt màu trắng xám hoặc vàng nhạt, to bằng đầu đinh gim, đầu mũi kim, có khi nhiều nốt hoại tử dày đặc liên kết lại với nhau thành đám. VD: U hạt có chứa: tế bào viêm dạng hạt và dạng lưới như: tổ chức bào, đơn nhân lớn, lâm ba cầu.

24 5.2. Thể cấp tính Bệnh THT ở vịt

25 5.2. Thể cấp tính. Lách bị tụ máu, hơi sưng( nhưng không to quá gấp đôi bình thường). Niêm mạc ruột tụ máu, chảy máu và viêm; có các đám fibrin màu đỏ thẫm che phủ bên trên.

26 5.3. Thể mạn tính Chủ yếu là viêm hoại tử đường hô hấp và gan
Có trường hợp viêm phúc mạc có các lớp fibrin khô, dày đặc bao bọc các phủ tạng và túi hơi. Viêm lan từ phúc mạc đến buồng trứng và ống dẫn trứng, làm ống dẫn trứng sưng màu vàng nhạt, chứa đầy dịch thẩm xuất và fibrin.

27 5.3. Thể mạn tính Nhiều trường hợp thấy hiện tượng viêm khớp, các khớp xương sưng to chứa nhiều dịch thẩm xuất màu xám đục, đầu khớp xù xì. Mào và yếm sung huyết, phù nề, hoại tử.

28 6. Chẩn đoán. 6.1. Chẩn đoán lâm sàng và giải phẫu bệnh. Về mặt lâm sàng, chẩn đoán bệnh THT gia cầm không khó khăn. Thể cấp tính những bệnh tích đặc trưng như viêm ngoại tâm mạc tích nước, mỡ vành tim xuất huyết, viêm phổi, hoại tử gan và lách không sưng.

29 So sánh bệnh tích giữa các bệnh
Bệnh Newcastle Niêm mạc dạ dày xuất huyết rõ, các nốt xuất huyết lấm tấm. Các điểm xuất huyết nhiều tạo thành vành đai ở đầu hoặc cuối dạ dày tuyến. Lách, gan không sưng, thận phù nhẹ. Bệnh Cúm GC Xuất huyết dạ dày cơ( dạ dày tuyến). Viêm tơ huyết tương mạc của các cơ quan nội tạng như màng bao tim, màng gan. Gan, lách, thận sưng to có những điểm hoại tử màu vàng hoặc xám, xuất huyết mỡ vành tim. Xuất huyết điểm ở túi Fabricius và lỗ huyệt. Bệnh thương hàn gà Gan sưng to có các nốt hoại tử màu trắng xám, lách sưng to gấp 3 – 5 lần, túi mật sưng to. Tim có các u, cục hoại tử làm thay đổi hình dạng của tim, xoang bao tim tích nước có fibrin. Ruột viêm, hoại tử và loét thành từng vệt trên niêm mạc. Bệnh THT Gan sưng hoại tử, các nốt hoại tử có màu vàng nhạt đôi khi liên kết với nhau thành từng đám như cám. Lách không sưng. Viêm ngoại tâm mạc tích nước, mỡ vành tim xuất huyết, viêm phổi.

30 6.2. Chẩn đoán vi khuẩn học Lấy bệnh phẩm Có thể lấy máu tim, gan, lách, tủy xương, phổi, dịch thủy thũng. b. Kiểm tra bằng KHV Lấy bệnh phẩm, làm thành tiêu bản nhuộm Gram hoặc Giemsa( máu) rồi tìm VK. VK nhỏ, ngắn hình trứng, bắt màu thẫm ở hai đầu, Gram âm, không nha bào, không có lông, có giáp mô nhưng khó phát hiện khi xem nhuộm.

31 6.2. Chẩn đoán vi khuẩn học c. Nuôi cấy vào môi trường thích hợp
Cấy vào các môi trường nuôi cấy thích hợp, quan sát tính chất mọc và xác định các phản ứng sinh hóa cần thiết. d. Tiêm động vật thí nghiệm Dùng bệnh phẩm hoặc canh trùng đã có VK mọc sau khi nuôi cấy bằng bệnh phẩm tiêm dưới da hoặc phúc mạc cho thỏ. Trong vòng 24 – 48 giờ nếu bệnh phẩm có VK tụ huyết trùng sẽ phát ra và giết chết thỏ. Mổ khám quan sát bệnh tích.

32 6.3. Chẩn đoán huyết thanh học: ELISA
Có thể dùng phản ứng ngưng kết để chẩn đoán, nhưng kết quả của phản ứng kém chính xác nên thường không sử dung.

33 7. Phòng bệnh 7.1. Vệ sinh phòng bệnh
Khi chưa có dịch: Cần tăng cường vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, nuôi dưỡng và chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng của gia cầm, hạn chế cơ hội cho mầm bệnh tấn công gây bệnh. Nhốt riêng gia cầm mới mua về, theo dõi 2 tuần rồi mới nhập đàn nếu những gia cầm này khỏe mạnh.

34 7.1 Vệ sinh phòng bệnh Khi dịch xảy ra: ở các trại gà có quy mô lớn nên giết thịt toàn bộ gà trong chuồng đã nhiễm bệnh, cách ly triệt để những khu vực còn an toàn. Gia cầm chăn nuôi với quy mô nhỏ có thể dùng kháng sinh để điều trị nhằm hạn chế tác hại của bệnh. Không mổ thịt và bán chạy gia cầm bệnh. Thu gom chất thải, chất độn chuồng đốt hoặc ủ nhiệt sinh vật. Tiến hành vệ sinh tiêu độc chuồng trại, bãi chăn thả một cách triệt để và khoa học.

35 7.2. Phòng bệnh bằng Vacxin Hiện nay có một số loại vacxin THT vô hoạt để phòng bệnh cho GC như: Vacxin THTGC vô hoạt có keo phèn. Vacxin THTGC vô hoạt nhũ hóa. Vacxin THT gà vô hoạt. Sử dụng theo hướng dẫn của nơi sản xuất. Tuy nhiên vacxin THT thường có hiệu lực không cao và thời gian miễn dịch ngắn, vì thế với những đàn gà lớn, việc sử dụng vacxin là không có ý nghĩa. Vacxin chỉ nên sử dụng phòng bệnh cho GC quý hoặc trong điều kiện chăn nuôi ở quy mô nhỏ.

36 VẮC XIN TỤ HUYẾT TRÙNG GIA CẦM
Vắc xin vô hoạt, dạng nước dùng để phòng bệnh THT cho GC. 1. THÀNH PHẦN VẮC XIN Giống vi trùng Pasteurella Aviseptica được lên men Fermentor Formaldehyd Chất bổ trợ keo phèn Mỗi liều Vắc xin có tương đương 8 tỷ vi khuẩn 2. LIỀU LƯỢNG VÀ LIỀU DÙNG Tiêm dưới da cho các loại gia cầm Mỗi con 1 ml vắc xin Sau khi tiêm ngày, con vật sẽ có miễn dịch và kéo dài 06 tháng. 3. BẢO QUẢN Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C Hạn dùng 1 năm 4. DẠNG TRÌNH BÀY Vắc xin được đựng trong lọ nhựa loại dung tích 20ml tương đương với 20 liều/lọ

37 8. Điều trị Điều trị chỉ có giá trị kinh tế khi áp dụng cho một số GC quý hoặc GC chăn nuôi quy mô nhỏ. Khi có một số GC thể hiện bệnh hoặc chết, những con này thường rất có giá trị trong chẩn đoán. Khi đã kết luận bệnh, phải tiến hành áp dụng biện pháp điều trị dự phòng tức là phải điều trị với tất cả gia cầm đang có trong đàn.

38 8. Điều trị Thuốc điều trị đặc hiệu là các loại kháng sinh mà VK THT mẫn cảm: Thường dùng streptomycin, Kanamycin hoặc Oxytetraxylin. Có thể dùng một số chế phẩm kháng sinh hỗn hợp. Liều lượng và liệu trình theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong quá trình điều trị, cần chú ý dùng các thuốc bổ trợ như vitamin nhóm B, vitamin C,... để nâng cao sức đề kháng cho GC.

39 Dùng một trong số thuốc sau
Kanamycin 1g: 30 – 40 mg/kg TT. Hamcoli-forte: 1 g pha 1 lít nước uống. Hampiseptol: 4 g/5 – 7 kg TT. Chlortiadexa: 1 ml/3 – 5 kg TT; S.C; I.M. Genta-tylo: 1 ml/3 kg TT; S.C; I.M. Genta-costrim: 1 g/1 kg TĂ hoặc 2 lít nước uống. Gentamicin: 1 ml/3 – 5 kg TT; I.M. Lincolis-plus: 1 g pha 1,5-2 lít nước uống. Hampiseptol: 1 ml/3 – 5 kg TT; S.C; I.M. Kanamycin 10%: 1 ml/2 kg TT; I.M Ampi-Kana: 20 mg/kg TT.

40 THANK YOU FOR YOUR ATTENTION !!!


Download ppt "TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CLB CHUYÊN NGÀNH THÚ Y"

Similar presentations


Ads by Google